QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 486/2014/DS-GĐT NGÀY 28/11/2014 VỀ VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 28/11/2014 xét xử giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 358/2012/DSPT ngày 17/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” bị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị, có các đương sự:

Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á do ông Nguyễn Ngọc Quỳnh Sơn đại diện theo ủy quyền.

Trụ sở chính: 115-121, Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;

Bị đơn: Trần Văn Định, sinh năm 1956; trú tại 174 Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh;

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Hà Thị Hồng Đào, sinh năm 1957; trú cùng địa chỉ ông Định.

NHẬN THẤY

Tại đơn khởi kiện ngày 07/01/2011 và quá trình tố tụng, đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Việt Á) trình bày:

Ngày 15/4/2009, Ngân hàng Việt Á cho ông^ Trần Văn Định vay 8.000.000.000đ thông qua họp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT; Thời hạn vay 96 tháng kể từ ngày 16/4/2009 đến ngày 16/4/2017; mục đích vay là thanh toán tiền mua nhà; lãi suất tại thời điểm nhận nợ là 1,06%/tháng; lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất trong hạn X 150%. Phương thức trả lãi vào ngày 16 hàng tháng; gia hạn trả gốc 12 tháng đầu, vốn trả góp từ tháng 13 đến tháng 95 là 95.300.000đ, tháng thứ 96 là 90.100.000đ. Tài sản thế chấp là căn nhà số 174 Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận theo hợp đồng thế chấp tài sản số 84/09/HĐTC-BT ngày 15/4/2009 tại Phòng Công chứng số 6, thành phố Hồ Chí Minh; tài sản đã được đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Phú Nhuận.

Ngày 30/3/2010, ông Định làm đơn đề nghị chuyển đổi số tiền vay sang dư nợ bằng vàng SJC. Hai bên thống nhất và ký hcrp đồng sửa đổi bổ sung số 29/10/CĐV-BT ngày 30/3/2010 có nội dung: tính đến ngày 30/3/2010, ông Định còn dư nợ là 8.000.000.000đ, toàn bộ số dư nợ trên theo Họp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ngày 15/4/2009 được chuyển thành dư nợ bằng vàng là 3.052,27 chỉ vàng SJC; lãi suất trong hạn theo họp đồng từ ngày 30/3/2010 là 0,43%/tháng, điều chỉnh 03 tháng/lần, lãi suất quá hạn bằng lãi suất trong hạn đang áp dụng X 150%.

Sau khi vay vốn, ông Định đã thanh toán cho Ngân hàng Việt Á được các khoản sau:

- Tiền lãi còn thiếu theo họp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG- BT ngày 15/4/2009 cho đến thời điểm chuyển sang dư nợ bằng vàng ngày 30/3/2010 là: 1.079.669.801đ.

-  Lãi vàng đến ngày 15/7/2010: 53 chỉ.

Từ đó đến nay ông Định không trả lãi. Do ông Định vi phạm nghĩa vụ trả lãi nên ngày 15/11/2010 Ngân hàng Việt Á đã thông báo cho ông định biết việc sẽ thu hồi nợ trước hạn và sẽ chuyển dư nợ sang nợ quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Việt Á yêu cầu ông Định trả cho Ngân hàng số nợ gồm: nợ gốc 3.052,27 chỉ vàng SJC; lãi suất trong hạn: 251,339 chỉ vàng SJC, lãi suất quá hạn 4,481 chỉ vàng SJC. Đồng thời yêu cầu ông Định trả lãi cho đến khi trả xong nợ. Neu ông Định không có khả năng trả nợ thì yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp đế Ngân hàng thu hồi nợ.

Bị đơn ông Trần Văn Định trình bày:

Ông có ký họp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ngày 15/4/2009 vay 8.000.000.000đ tại Ngân hàng Việt Á như phía Ngân hàng trình bày. Khi vay ông có thế chấp căn nhà so 174 Thích Quảng Đức để bảo đảm cho số tiền vay. Sau đó Ngân hàng Việt Á cử hai cán bộ là ông Phát và ông Quốc đến nhà ông yêu cầu ông chuyển đổi từ vay tiền sang vay bằng vàng nhưng ông không đồng ý vì thời diêm năm 2010 là thời điểm giá vàng đang biến động. Do ông Quốc và ông Phát nói nếu ông không đồng ý thì Ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ trước hạn vì ông sử dụng vốn vay sai mục đích nên ông đã đồng ý ký vào họp đồng sửa đổi bổ sung số 29/10/CĐV-BT ngày 30/3/2010. Khi ông và bà Đào (vợ ông) cùng Ngân hàng Việt Á ra Phòng Công chứng số 6 để ký hợp đồng sửa đổi bổ sung họp đồng thế chấp, vợ chồng ông không đồng ý với việc chuyển đổi đó nên đã bỏ ra về. Nay Ngân hàng Việt Á khởi kiện yêu cầu ông phải trả nợ bằng vàng, ông không đông ý. Ông yêu cầu tiếp tục thực hiện họp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ngày 15/4/2009 vì ông không vi phạm họp đông như nội dung hai bên đã ký kết cụ thể trong hợp đồng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Hà Thị Hồng Đào thống nhất với trình bày của ông Định.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 65/2011/DS-ST ngàỵ 23/9/2011, Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh quyết định (tóm tắt):

-  Chấm dứt hợp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ngày 15/4/2009 và họp đồng sửa đổi bổ sung số 29/10/CĐV-BT ngày 30/3/2010 đã giao kết giữa Ngân hàng Việt Á và ông Định khi bản án có hiệu lực. Ông Trần Văn Định có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho Ngân hàng Việt Á tạm tính đến ngày 23/9/2011 bao gồm vốn: 3.052,27 chỉ vàng SJC, lãi suất trong hạn: 251,339 chỉ vàng SJC, lãi suất quá hạn 4,481 chỉ vàng SJC. Tổng cộng 3.303.038 chỉ vàng SJC.

- Tiền lãi sẽ tiếp tục phát sinh trên số nợ gốc chưa hoàn trả theo mức lãi suất nợ quá hạn được tính như sau: lãi suất trong hạn đang áp dụng X 150% theo họp đồng sửa đổi bổ sung số 29/10/CĐV-BT ngày 30/3/2010 cho đến khi ông Định trả hết nợ cho Ngân hàng.

-  Ngân hàng được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 174 Thích Quảng Đức nếu ông Định không trả được số nợ 8.000.000.000đ. Ngân hàng Việt Á có trách nhiệm giao toàn bộ giấy tờ thế chấp căn nhà nêu trên khi ông Định trả hết nợ.

Ngày 28/9/2011, ông Định, bà Đào có đơn kháng cáo.

Ngày 07/10/2011, Ngân hàng Việt Á có đơn kháng cáo.

Tại Bản án phúc thẩm số 358/2012/DS-PT ngày 17/4/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sửa Bản án sơ thẩm như sau:

+ Hợp đồng sửa đổi bổ sung số 29/10/CĐV-BT ngày 30/3/2010 giữa Ngân hàng Việt Á và ông Định vô hiệu;

+ Họp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ngày 15/4/2009 ký kết giữa Ngân hàng Việt Á và ông Định có hiệu lực thi hành.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Việt Á về việc chấp dứt hợp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ngày 15/4/2009 giữa Ngân hàng Việt Á và ông Định.

Ông Định và bà Đào có trách nhiệm trả cho Ngân hàng Việt Á số tiền 10.978.009.284đ trong đó: vốn: 8.000.000.000đ; lãi 27978.009.284đ. Thi hành ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Ông Định, bà Đào phải tiếp tục trả tiền lãi của số nợ vốn 8.000.000.000đ với mức lãi suất 1,59%/tháng cho đến khi trả hết sô nợ vôn trên cho Ngân hàng.

Kể từ ngày Ngân hàng Việt Á có đơn yêu cầu thi hành án nếu ông Định, bà Đào chưa thi hành xong số tiền lãi 2.978.009.284đ thì ông Định, bà Đào còn phải chịu tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngân hàng Việt Á được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà số 174 Thích Quảng Đức để đảm bảo cho việc thi hành án.

Khi ông Định, bà Đào hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ trên, Ngân hàng Việt Á có trách nhiệm trả lại toàn bộ các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp nếu ông Định, bà Đào không bảo lãnh cho họp đồng tín dụng nào khác.

Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Ngày 26/7/2012, ông Trần Văn Định có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Tại Kháng nghị số 363/2014/DS-KN ngày 26/9/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thấm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 65/2011/DS-ST ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; giao hô sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận,

XÉT THẤY

Hợp đồng tín dụng trả góp số 15/ĐS/09/HĐTG-BT ký ngày 15/4/2009 và hợp đồng thế chấp tài sản số 84/09/HĐTC-BT ngày 15/4/2009 tại Phòng Công chứng sô 6, thành phố Hồ Chí Minh giữa Ngân hàng Việt Á và vợ chồng ông Trần Văn Định, tài sản thế chấp đã được đăng ký giao dịch đảm bảo tại Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Phú Nhuận là các họp đồng họp pháp nên các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung đã cam kết trong hợp đồng.

Đối với Họp đồng số 29, tuy không thể hiện ông Huỳnh Công Minh (Giám đốc Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Sài Gòn) đã được sự ủy quyền bằng văn bản của Tông giám đôc Ngân hàng Việt A cho ký thay họp đông và không thể hiện có được sự đồng ý của Hội đồng tín dụng Ngân hàng Việt Á hay không, nhưng Ngân hàng Việt Á không có ý kiến gì về việc ông Minh đã ký họp đồng số 29 là đúng hay vượt hạn mức cho phép, nên Tòa án cấp phúc thẩm xác định Họp đồng số 29 vô hiệu là chưa đủ căn cứ.

Đối với Hợp đồng số 15: Tuy ông Định không đồng ý với việc chuyển đổi từ vay bằng tiền (Họp đồng số 15) sang vay bằng vàng (Hợp đồng số 29), nhưng theo các điều khoản của Họp đồng số 15 thì khi đến hạn trả góp ông Định vẫn phải thực hiện họp đồng, nhưng từ sau ngày 30/3/2010 đến ngày 6/8/2010 ông Định mới chỉ đóng được 146.870.716đ tiền lãi, chưa đóng kỳ trả góp nào. Như vậy, ông Định vi phạm khoản 8.3 Điều 8 của hợp đồng nên Ngân hàng Việt Á đơn phương đình chỉ họp đồng là có căn cứ pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ họp đồng là đúng. Tuy nhiên, tại thời điểm xét xử sơ thẩm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 về chấm dứt huy động cho vay vốn bằng vàng. Tòa án cấp sơ thẩm châp nhận yêu cầu của Ngân hàng Việt A vê việc chấm dứt hợp đông, nhưng buộc ông Định, bà Đào trả nợ gốc, lãi bằng vàng là không đúng. Tòa án cấp phúc thâm xác định nợ quá hạn được tính từ ngày 30/3/2010 cũng không đúng vì các bên đang có sự tranh chấp về việc đình chỉ họp đồng. Ngân hàng Việt Á có yêu cầu đơn phương đình chỉ họp đồng trong khi đó chưa đến thời điểm kết thúc hợp đồng (hợp đồng có thời hạn 96 tháng) nên không thể xác định thời điểm Ngân hàng Việt Á có yêu cầu đơn phương đình chỉ để xác định chuyển sang nợ quá hạn mà phải là ngày Tòa án quyết định đình chỉ họp đồng mới là ngày đình chỉ hợp đồng được công nhận và lãi suất từ ngày các bên có tranh chấp về việc đình chỉ hợp đồng đến ngày đình chỉ hợp đồng được công nhận phải áp dụng mức lãi trong hạn như các bên đã giao kết trong hợp đồng.

Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 1 Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 358/2012/DS-PT ngày 17/4/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 65/2011/DS-ST ngày 23/9/2011 của Tòa án nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp họp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á với bị đơn là ông Trần Văn Định; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Hồng Hào.

 

Tên bản án

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 486/2014/DS-GĐT NGÀY 28/11/2014 VỀ VIỆC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án