Thương nhân là gì? Đặc điểm của thương nhân

"Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh" - Khoản 1, Điều 6, Luật thương mại 2005

Thương nhân là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005: "Pháp nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành hoạt động thương mại một cách độc lập - đăng ký kinh doanh”. Quy định này không được diễn đạt theo hình thức của một định nghĩa khái niệm, tuy nhiên nó chứa đầy đủ các yếu tố nội dung của một định nghĩa, vì vậy cần được xem là một định nghĩa khái niệm thương nhân.

Đặc điểm thương nhân

  • Thứ nhất, các chủ thể pháp luật có thể trở thành hoặc được xem là thương nhân bao gồm cá nhân và tổ chức kinh tế.
  • Thứ hai, để trở thành hay được xem là thương nhân thì cá nhân hay tổ chức kinh tế phải tiến hành hoạt động thương mại.
  • Thứ ba, cá nhân hay tổ chức kinh tế được xem là thương nhân chỉ khi tiến hành hoạt động thương mại một cách. Tính độc lập ở đây là độc lập về mặt pháp lý. Điều đó có nghĩa là cá nhân hay tổ chức đó phải tham gia vào hoạt động thương mại, tham gia vào các giao dịch thương mại, với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập. Đặc điểm này cho phép loại trừ văn phòng đại diện và chi nhánh khỏi khái niệm thương nhân, bởi vì chúng chỉ là các đơn vị phụ thuộc của thương nhân mà thôi (khoản 6, 7 Điều 3 Luật thương mại 2005).
  • Thứ tư, các hoạt động thương mại mà cá nhân hay tổ chức đó tiến hành phải có tính thường xuyên. Tính thường xuyên nói chung đòi hỏi hoạt động có tính liên tục trong khoảng thời gian dài có xác định hoặc không xác định. Đối với cá nhân điều đó còn có nghĩa là cá nhân lấy hoạt động thương mại làm nghề nghiệp chính của mình và tạo ra thu nhập chính cho mình. Đối  với tổ chức kinh tế khi tính thường xuyên đã bao hàm trong mục đích thành lập. Yêu cầu về tính thường xuyên dẫn đến hệ qua pháp lý, theo đó nếu thương nhân có ý định tạm ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian vượt quá một giới hạn nào đó thì ohải thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc tạm ngừng hoạt động đó.
  • ​Thứ năm, đặc điểm cuối cùng là để trở thành thương nhân thì cá nhân phải đăng ký kinh doanh; còn tổ chức kinh tế thì xuất hiện với tư cách là một chủ thể pháp luật và đồng thời là thương nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc các giấy chứng nhận có giá trị tương đương, như Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập tổ chức kinh tế). Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay theo pháp luật doanh nghiệp là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là văn bản khai sinh ra chủ thể pháp luật mới là thương nhân.