Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa là gì?

Hiện nay có rất nhiều loại hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, vậy căn cứ vào đâu để người tiêu dùng biết được liệu sản phẩm, hàng hóa đó có đạt chất lượng hay không? Đó là nguyên do ra đời giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa C/Q. Vậy CQ là gì? Thế nào là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là như thế nào? Hãy cùng Luật Thiên Di tìm hiểu nhé!

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa là gì? 

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa viết tắt là C/Q (Certificate of Quality) là loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng

Việc sở hữu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa nhằm chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố. Các doanh nghiệp nên xin giấy chứng nhận chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa của mình vì nó giúp xây dựng niềm tin cho khách hàng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường.

Các hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa

Việc chứng nhận chất lượng hàng hóa có hai hình thức sau:

Chứng nhận tự nguyện: đây là hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức/cá nhân yêu cầu.

Chứng nhận bắt buộc: là hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện do cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu.


VCCI là cơ quan cấp phép giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

Hiện nay có hai cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng CQ gồm Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI). Thời gian để được cấp giấy kiểm định chất lượng sản phẩm là trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, riêng đối với các nhóm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung là khoảng 20 ngày làm việc.

Các tiêu chuẩn chất lượng đã được quy định rõ căn cứ vào nghị định số 20/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 9 Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; tổ chức, quản lý hoạt động của mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa;

b) Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường; phê duyệt chuẩn đo lường quốc gia; chỉ định tổ chức giữ chuẩn đo lường quốc gia; tổ chức quản lý về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường; tổ chức quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và quản lý về ghi nhãn hàng hóa trên phạm vi cả nước; hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các thỏa thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Hiện nay có hai cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng CQ gồm Bộ Công Thương Việt Nam và Phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam (VCCI). Thời gian để được cấp giấy kiểm định chất lượng sản phẩm là trong vòng từ 3-5 ngày làm việc, riêng đối với các nhóm thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung là khoảng 20 ngày làm việc.

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng khẳng định thương hiệu uy tín của một doanh nghiệp. Công ty Luật Thiên Di là chuyên gia trong ngành sẽ cung cấp cho Quý doanh nghiệp dịch vụ tư vấn và làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa miễn phí, và chất lượng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC