Những đặc điểm cơ bản của nhà nước trong khoa học pháp lý

Những đặc điểm cơ bản của nhà nước trong khoa học pháp lý

Nhà nước, sản phẩm của sự phát triển xã hội, một hình thức tổ chức của con người trong xã hội có giai cấp. So với các tổ chức xã hội khác, nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau:

-         Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư nữa. quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước buộc các tổ chức và cá nhân trong xã hội phục tùng nhà nước, quyền lực nhà nước bao trùm toàn bộ lãnh thổ của đất nước và có tính tối cao so với quyền lực của các tổ chức khác. Quyền lực nhà nước chi phối quyền lực của các tổ chức khác chỉ tác động trong phạm vi nội bộ của tổ chức mình và phải chịu sự chi phối của quyền lực nhà nước.

Để thực hiện quyền lực của mình, nhà nước có một lớp người đặc biệt được tổ chức thành các cơ quan nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý và thực hiện sự cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lý và thực hiện sự cưỡng chế đối với toàn xã hội. Vì vậy, trong bộ máy nhà nước có các cơ quan chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù … mà trong bộ máy của các tổ chức khác không có.

-         Nhà nước tập hợp và quản lý dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính … Việc tập hợp này quyết định phạm vi tác động của quyền lực nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất, còn các tổ chức khác thì tập hợp và quản lý con người theo các dấu hiệu như giới tính, độ tuổi, chính kiến, nghề nghiệp …

-         Nhà nước nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của một quốc gia trong việc đưa ra và thưc hiện những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Nhà nước là tổ chức đạ diện chính thức cho toàn xã hội, thay mặt quốc gia nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia.

-         Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với toàn xã hội. Với tư cách là tổ chức đạ diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước có quyền ban hành pháp luật – một công cụ quản lý xã hội sắc bén và có hiệu quả nhất. Pháp luật do nhà nước ban hành có tính bắt buộc chung, mọi tổ chức và cá nhân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật.

Các tổ chức xã hội khác để quản lý, điều hành công việc của tổ chức mình thường ban hành điều lệ, nội quy, nghị quyết …Những quy định đó không phải là pháp luật, phải phù hợp, tuân thủ theo pháp luật, không mang tính quyền lực nhà nước.

-         Nhà nước quy định và thu các loại thuế, ngoài ra còn phát hành tiền dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Nhà nước quy định và thu các loại thuế nhằm nuôi bộ máy của nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn phải dung nguồn tài chính của mình để xây dựng các công trình và tiến hành các hoạt động chung vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Nhưng đặc trưng trên nói lên sự khác nhau giữa nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác, đồng thời, cũng phản ánh vị trí và vai trò của nhà nước trong xã hội.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC