QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 32/2004/QH11

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004

 

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 32/2004/QH11 NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ AN NINH QUỐC GIA

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về an ninh quốc gia.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

3. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia là những nhân tố bên trong, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam có khả năng thực tế gây nguy hại cho an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

6. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

7. Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật.

8. Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ do pháp luật quy định.

9. Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.

10. Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 4. Chính sách an ninh quốc gia

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

2. Nhà nước có chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Điều 6. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia

1. Nhà nước xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

Nhà nước bảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất cho các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống, ưu tiên các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh quốc gia; có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 8. Trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia

Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

1. Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích thì được khen thưởng, bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia

1. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân.

3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia.

4. Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.

Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Điều 12. Chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia

1. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị.

2. Người bị ép buộc, lừa gạt, lôi kéo nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được khoan hồng; nếu lập công thì được khen thưởng.

3. Người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.

Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

3. Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.

4. Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

5. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

6. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

7. Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chương 2:

BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA

Điều 14. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

1. Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

4. Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

5. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

Điều 15. Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia

1. Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.

2. Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.

Điều 16. Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân

1. Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.

4. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia

1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.

5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia

1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.

3. Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.

5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức, cá nhân.

Điều 20. Bảo vệ an ninh quốc gia khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh

Khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, việc bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh.

Hội đồng quốc phòng và an ninh có trách nhiệm động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao.

Điều 21. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp

1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:

a) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;

b) Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

c) Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;

d) Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;

đ) Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;

e) Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;

g) Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;

h) Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;

i) Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 3:

CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA

Điều 22. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:

a) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;

b) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;

c) Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.

2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phạm vi trách nhiệm hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.

Điều 23. Nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này.

2. Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia:

a) Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;

b) Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;

c) Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;

đ) Thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Điều 24. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền:

a) Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia;

đ) Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

e) Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;

g) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hoặc các hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định các hoạt động này gây nguy hại cho an ninh quốc gia; yêu cầu ngừng các chuyến vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông của Việt Nam hoặc các phương tiện giao thông của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho các phương tiện đó;

h) Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.

2. Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quyết định việc sử dụng các quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo thủ tục, thẩm quyền do Chính phủ quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

3. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm:

a) Tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vì yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia phải hạn chế các quyền và lợi ích đó thì phải được người có thẩm quyền quyết định;

c) Giữ bí mật về sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 25. Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

1. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trong khi thực hiện nhiệm vụ được quyền:

a) Thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia;

b) Giữ bí mật về nhân thân, lai lịch, nhiệm vụ và phương tiện thực hiện nhiệm vụ;

c) Miễn thủ tục hải quan đối với tài liệu, phương tiện nghiệp vụ mang theo khi nhập cảnh, xuất cảnh qua biên giới, cửa khẩu;

d) Xuất trình giấy chứng minh an ninh trong trường hợp cần thiết để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ.

2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy tắc nghiệp vụ chuyên môn, kỷ luật của lực lượng vũ trang nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc làm của mình.

Điều 26. Trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Chế độ quản lý thông tin, tài liệu, đồ vật về bảo vệ an ninh quốc gia

1. Thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc do cơ quan này thu thập được thuộc bí mật nhà nước và được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Thông tin, tài liệu, đồ vật quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị lịch sử, khoa học và công nghệ đã được công bố theo quy định của pháp luật thì có thể được chuyển giao cho cơ quan lưu trữ nhà nước quản lý.

Điều 28. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC GIA

Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.

4. Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia; bồi dưỡng kiến thức bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.

6. Hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 30. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia; chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nhân dân và chính quyền địa phương để bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 14 của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan hữu quan khác để bảo vệ an ninh quốc gia.

Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 33. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 14 của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 34. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia tại địa phương; thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 36. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/07/2005
 
 QUỐC HỘI
THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------
Luật số: 32/2004/QH11
Law No. 32/2004/QH11
Hà Nội, ngày 03  tháng 12  năm 2004
Hanoi, December 03, 2004


LAW
LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 32/2004/QH11 NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ AN NINH QUỐC GIA
ON NATIONAL SECURITY
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về an ninh quốc gia.

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, its 10th session;This Law provides for the national security.
Chương 1:
Chapter I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
GENERAL PROVISIONS
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Article 1.- Regulation scope
Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
This Law prescribes the national security policies; the national security protection principles, tasks and measures; the rights, obligations and responsibilities of agencies, organizations and citizens in protecting the national security.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Article 2.- Subjects of application
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.
This Law applies to agencies, organizations and citizens of the Socialist Republic of Vietnam; foreign individuals and organizations as well as international organizations, that reside or operate in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; in cases where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for, such international agreements shall apply.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Article 3.- Term interpretation
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
In this Law, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
1. National security means the stability and sustainable development of the socialist regime and the State of the Socialist Republic of Vietnam, the inalienability of the independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland.
2. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
2. National security protection means the prevention, detection, stoppage of, and the struggle to frustrate, all activities of infringing upon the national security.
3. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Activities of infringing upon the national security mean acts of infringing upon the political regime, the economic regime, culture, security, national defense, external relations, independence, sovereignty, unity, territorial integrity of the Socialist Republic of Vietnam.
4. Nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia là những nhân tố bên trong, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam có khả năng thực tế gây nguy hại cho an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. National security-threatening dangers mean factors inside and outside the Vietnamese territory, which may actually cause harms to the national security of the Socialist Republic of Vietnam.
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
5. The national security protection specialized agencies mean the directing, commanding agencies and professional units of the people’s armed forces, which are assigned the specialized tasks of advising on, organizing the implementation of, and directly implementing, the tasks of protecting the national security.
6. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
6. National security protection specialized officials mean officers and non-commissioned officers of the national security protection specialized agencies, who are assigned the specialized tasks of advising on, organizing the implementation of, directly implementing, the tasks of protecting the national security.
7. Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Professional measures mean the working measures taken by national security protection specialized agencies in accordance with law provisions.
8. Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ do pháp luật quy định.
8. Important national security targets mean objects, locations, works, political, security, defense, economic, technical-scientific, cultural or social establishments, which are on the law-prescribed list of those to be protected.
9. Nền an ninh nhân dân là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
9. The people’s security means the spiritual and material strengths, the unity and traditions of national construction and defense of the entire nation, which are mobilized for the cause of national security protection, in which the national security protection specialized forces act as the core.
10. Thế trận an ninh nhân dân là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia.
10. The people’s security disposition means the organization and deployment of national security protection forces and necessary resources in order to take initiative in protecting the national security.
Điều 4. Chính sách an ninh quốc gia
Article 4.- The national security policies
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
1. The Socialist Republic of Vietnam State adopts the policy of peace, friendship, expanding exchanges and cooperation with all countries on the basis of respect for each other’s independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference in each other’s internal affairs, equality and mutual benefit.
2. Nhà nước có chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia.
2. The State adopts the policies of building the national unity bloc; strongly developing economy, culture, society, sciences, technologies, security, national defense and external relations, firmly maintaining the political stability in order to ensure the national security.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
Article 5.- Principles for national security protection activities
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. To abide by the Constitution, the law, ensure the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations, individuals.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
2. To be placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam and the unified management of the State; to mobilize the integrated strength of the political system and the entire nation with the national security protection specialized forces acting as the core.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
3. To closely combine the tasks of national security protection with the tasks of economic, cultural, social construction and development; to efficiently coordinate security, defense and external activities.
4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
4. To actively prevent and struggle to foil all schemes and acts of infringing upon the national security.
Điều 6. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia
Article 6.- Building the national security protection force
1. Nhà nước xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
1. The State builds the national security protection specialized force into a revolutionary, regular, elite and gradually modernized one acting as the core in performing the tasks of protecting the national security.
2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. The agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to build the commune police, self-defense and militia forces, office and enterprise security forces, street population defense and civil guards for participation in activities of national security protection according to law provisions.
Điều 7. Bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
Article 7.- Ensuring conditions for national security protection activities
Nhà nước bảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất cho các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống, ưu tiên các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh quốc gia; có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
The State ensures budget and material bases for national security protection activities in all circumstances, giving priority to strategic, key and important national security areas; adopts policies to mobilize scientific and technological achievements in service of national security protection activities.
Điều 8. Trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia
Article 8.- National security protection responsibilities and obligations
Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
National security protection constitutes the cause of the entire population. The agencies, organizations and citizens have the responsibility and obligation to protect the national security according to law provisions.
Điều 9. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
Article 9.- Regimes and policies for agencies, organizations and individuals engaged in national security protection activities
1. Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
1. The State protects and keeps secret for officers and men of the national security protection specialized force as well as agencies, organizations and individuals engaged in national security protection.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích thì được khen thưởng, bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe, bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Agencies, organizations and individuals that record achievements in national security protection activities shall be commended/rewarded, have their harmed honor restored, get compensation for property damage incurred by them; for persons who get wounded, health damage or die, they or their families shall enjoy the regimes and policies as prescribed by law.
Điều 10. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia
Article 10.- National security protection propagation and education
1. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
1. The Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People’s Committees at all levels shall have to organize and direct the work of propagation for, and education in, national security protection.
2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân.
2. The information and propaganda agencies shall have to organize the propagation and dissemination of legislation on, and raise the sense of, national security protection for the entire population.
3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia.
3. The agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to propagate, educate and mobilize Vietnamese citizens, overseas Vietnamese to protect the national security.
4. Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
4. National security protection education constitutes a national education content. The education and training-State management agencies shall have to include the content of national security protection education into the curricula of schools and other educational institutions, suitable to disciplines and educational levels.
Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia
Article 11.- International cooperation in the field of national security protection
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
The Socialist Republic of Vietnam State adopts the policy of multilateral and bilateral cooperation with other countries and international organizations in national security protection activities in accordance with Vietnamese laws and international laws; implements the international agreements related to the field of national security protection, which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Điều 12. Chính sách xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia
Article 12.- Policy on handling of acts of infringing upon the national security
1. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị.
1. All acts of infringing upon the national security must be severely and promptly dealt with strictly according to law provisions. The instigators, ring-leaders, commanders, die-hard opponents shall be severely punished.
2. Người bị ép buộc, lừa gạt, lôi kéo nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được khoan hồng; nếu lập công thì được khen thưởng.
2. Persons who are compelled, deceived, dragged to work for organizations or individuals in activities of infringing upon the national security but make confessions and truthfully report thereon shall be given leniency; if they record merits, they shall be commended and/or rewarded.
3. Người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.
3. Foreigners who commit acts of infringing upon Vietnam’s national security outside the Vietnamese territory may be handled according to laws of the Socialist Republic of Vietnam in cases where it is so provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
Article 13.- Prohibited acts
1. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
1. Organizing, operating, colluding with, instigating, controlling, inciting, buying off, deceiving or dragging other persons to oppose the people’s administration, to abolish the leadership role of the Communist Party of Vietnam, to divide the country, to disrupt the national unity bloc.
2. Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Undertaking the tasks of organizations, individuals to conduct activities of infringing upon the national security or participating in, assisting, providing finance, weapons and means for, organizations and/or individuals to conduct activities of infringing upon the national security.
3. Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.
3. Illegally gathering, storing, transporting, trading in, using, disclosing, supplying or distributing information, documents and articles classified as State secrets.
4. Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
4. Infringing upon important national security targets.
5. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
5. Opposing or hindering agencies, organizations and/or individuals from performing the tasks of national security protection.
6. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Abusing the performance of national security protection tasks to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations, individuals.
7. Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Other acts of infringing upon the national security, prescribed in the Penal Code and relevant legal documents.
Chương 2:
Chapter II
BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA
NATIONAL SECURITY PROTECTION
Điều 14. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
Article 14.- Tasks of national security protection
1. Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
1. Protecting the political regime and the Socialist Republic of Vietnam State, protecting independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Fatherland.
2. Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Protecting the ideological and cultural security, the national unity bloc, the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.
3. Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
3. Protecting the security in the economic, defense, external relation domains and other national interests.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
4. Protecting the State secrets and important national security targets.
5. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.
5. Preventing, detecting, stopping, frustrating and excluding all activities of infringing upon the national security and dangers threatening the national security.
Điều 15. Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia
Article 15.- Basic measures to protect the national security
1. Các biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
1. The basic measures for national security protection include mass agitation, legislation, diplomatic, economic, technical-scientific, professional and arms measures.
2. Nội dung, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.
2. The contents, conditions, competence, order, procedures and responsibility for application of the measures prescribed in Clause 1 of this Article shall be prescribed by law.
Điều 16. Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân
Article 16.- Building the people’s security and the people’s security disposition
1. Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
1. To mobilize the entire population to participate in the national security protection movement; to educate, mobilize State officials and employees, laborers and all citizens to participate in building localities, agencies and organizations into strong ones; to build the national unity bloc; to raise the people’s material and spiritual life.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
2. To formulate, and organize the implementation of, strategies, policies and plans for national security protection in association with the building and consolidation of the political system, economic, cultural, social and external relation development in close combination with building the entire-people’s national defense.
3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
3. To enhance the socialist legislation, to build and perfect the system of legislation on national security protection; to specifically define the tasks, powers, responsibilities and obligations of agencies, organizations and individuals in national security protection.
4. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
4. To build the national security protection forces into strong ones; to elaborate plans and to organize and arrange forces as well as necessary means for taking initiative in protecting the national security in all circumstances.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
Article 17.- Rights and obligations of citizens in national security protection
1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
1. To join in the national security protection forces and perform the national security protection tasks according to law provisions.
2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. To denounce acts of infringing upon the national security, acts of abusing the performance of national security protection tasks to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals.
3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
3. To detect, propose the administrations or the national security protection agencies to redress loopholes and shortcomings in the implementation of legislation on national security protection.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
4. To detect, provide in time information and/or documents related to, activities of infringing upon the national security to the nearest administration or national security protection agencies.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
5. To act upon the requests of national security protection agencies according to law provisions.
6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
6. To assist, create conditions for, responsible agencies and persons to apply preventive measures, detect, stop and struggle against activities of infringing upon the national security.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia
Article 18.- Responsibilities of agencies and organizations in national security protection
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
1. Agencies and organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to organize the performance of tasks defined in Article 14 of this Law and other law provisions on national security protection.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.
2. To apply measures to protect the internal political security, mobilize the strengths of agencies, organizations for the performance of national security protection tasks; to include the national security protection tasks into professional programs, plans and activities of agencies, organizations.
3. Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
3. To educate and mobilize all members of their agencies or organizations as well as people to participate in national security protection.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.
4. To detect, provide in time information and/or documents related to, activities of infringing upon the national security to the nearest national security protection agencies or administrations.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
5. To act upon requests of national security protection agencies as provided for by law.
Điều 19. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong bảo vệ an ninh quốc gia
Article 19.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations in national security protection
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia của tổ chức, cá nhân.
Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to propagate and mobilize people to build the national unity bloc, to strictly observe the legislation on national security protection; to supervise the observance of legislation on national security protection by organizations and individuals.
Điều 20. Bảo vệ an ninh quốc gia khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh
Article 20.- To protect the national security upon the appearance of state of emergency, state of war
Khi có tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, việc bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh.
Upon the appearance of the state of emergency, the state of war, the national security protection shall comply with law provisions on the state of emergency, the state of war.
Hội đồng quốc phòng và an ninh có trách nhiệm động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao.
The Defense and Security Council shall have to mobilize all forces and capabilities of the country for the defense of the Fatherland; perform the special tasks and exercise the special powers assigned by the National Assembly.
Điều 21. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp
Article 21.- Application of a number of necessary measures upon the appearance of dangers threatening the national security but not to the extent of proclaiming the state of emergency
1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:
1. Upon the appearance of a threat against the national security, which is, however, not serious enough for promulgation of the state of emergency, the Prime Minister may decide to apply some following measures:
a) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;
a) Intensifying the protection of important targets;
b) Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
b) Organizing sentry posts to limit or control people and means operating at certain hours in certain areas;
c) Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;
c) Conducting special control at border gates of shipments by air, by sea, inland water, railways and land;
d) Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Limiting or temporarily ceasing the transportation, use of inflammables, explosives, toxins, toxic chemicals, radioactive substances under the lawful use rights of agencies, organizations or individuals; strictly controlling the transportation and use of assorted weapons, support tools;
đ) Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;
e) Banning, disbanding or restricting big rallies and activities of individuals, organizations, which are deemed harmful to the national security;
e) Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;
f) Restricting or suspending operations of theatres, cinemas and/or other public-activity places;
g) Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;
g) Controlling the use of communications means in a locality or a certain area;
h) Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;
h) Forcing the persons who commit acts harmful to the national security to leave important political, economic, security or defense areas or not to get out of their residence places;
i) Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
i) Mobilizing human and material resources for the performance of national security protection tasks.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Agencies, organizations and individuals must obey the orders and/or decisions of agencies and/or persons that apply measures prescribed in Clause 1 of this Article.
Chương 3:
Chapter III
CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA
NATIONAL SECURITY PROTECTION AGENCIES
Điều 22. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Article 22.- National security protection agencies
1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
1. The national security protection agencies include:
a) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;
a) The directing and commanding agencies and security, intelligence or guard units of the People’s Police;
b) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;
b) The directing and commanding agencies and army security protection, army intelligence units of the People’s Army;
c) Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.
c) The border guards, the coast guards are agencies specialized in protection of national security in land border and sea border regions.
2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phạm vi trách nhiệm hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.
2. The organizational apparatuses, tasks, specific powers, operational responsibility scopes and coordinative relationship of the agencies defined in Clause 1 of this Article shall be prescribed by law.
Điều 23. Nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Article 23.- Tasks of national security protection specialized agencies
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này.
1. The national security protection agencies shall perform the tasks prescribed in Article 14 of this Law.
2. Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia:
2. The specific tasks of the national security protection agencies:
a) Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;
a) To organize the gathering of information, analyze, assess and forecast the situation and propose national security protection policies, solutions and plans;
b) Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;
b) To guide and inspect agencies, organizations and individuals in exercising the rights and performing the obligations and responsibility to protect the national security, protecting the State secrets, building safe agencies and units, building the national security protection movement;
c) Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
c) To organize and direct the prevention, detection and stoppage of, struggle against, activities of infringing upon the national security;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;
d) To research into, and apply sciences and technologies to, the work of national security protection;
đ) Thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
e) To effect cooperation with countries, international organizations under international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to in prevention and fight against activities of infringing upon the national security.
Điều 24. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Article 24.- Powers and responsibilities of national security protection agencies
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền:
1. The national security protection agencies shall have the powers:
a) Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
a) To resort to professional measures according to law provisions;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
b) To request agencies, organizations and/or individuals to supply information, documents and/or things when there are grounds to determine that they are involved in activities of infringing upon the national security;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
c) To request finance bodies or organizations, treasuries, banks to inspect and block accounts and/or financial sources related to activities of infringing upon the national security;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia;
d) To request post, telecommunications agencies or organizations, customs offices to open or hand over mails, telegraphs, postal matters, parcels, commodities for inspection when there are grounds to determine that they contain information, documents, explosives, weapons or other articles harmful to national security;
đ) Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
e) To check traffic means, communications means, computers, computer networks, objects, documents, commodities, residences, working places or other establishments of agencies, organizations or individuals when there are grounds to determine that they are related to activities of infringing upon the national security;
e) Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;
f) To requisition according to law provisions communications means, traffic means or other means and the users or operators thereof in emergency cases for the performance of national security protection tasks or the stoppage of consequences harmful to the society, which are occurring or threaten to occur;
g) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hoặc các hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định các hoạt động này gây nguy hại cho an ninh quốc gia; yêu cầu ngừng các chuyến vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông của Việt Nam hoặc các phương tiện giao thông của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho các phương tiện đó;
g) To suspend or stop the use of communications means or other activities in the Vietnamese territory when there are grounds to determine that such activities cause harms to the national security; to demand the cessation of transportation by Vietnamese traffic means or foreign traffic means in the Vietnamese territory in order to protect the national security and ensure safety for such means;
h) Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.
h) To apply necessary measures to protect collaborators, denouncers, witnesses, victims in cases of infringing upon the national security.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quyết định việc sử dụng các quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo thủ tục, thẩm quyền do Chính phủ quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
2. The heads of the national security protection agencies shall decide on the resort to powers prescribed in Clause 1 of this Article according to the Government-prescribed order and procedures and bear responsibility before law for their decisions.
3. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm:
3. The national security protection agencies shall have the responsibility:
a) Tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;
a) To carry out activities to protect the national security within the scope of their respective functions, tasks and powers as provided for by law;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vì yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia phải hạn chế các quyền và lợi ích đó thì phải được người có thẩm quyền quyết định;
b) To abide by law provisions on protection of the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals; in cases where those rights and interests must be restricted due to national security protection requirements, such must be decided by competent persons;
c) Giữ bí mật về sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
c) To keep secret the assistance rendered by agencies, organizations or individuals to the work of national security protection.
Điều 25. Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Article 25.- Powers and responsibilities of national security protection officers
1. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trong khi thực hiện nhiệm vụ được quyền:
1. National security protection officers, while performing their tasks, shall have the powers:
a) Thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia;
a) To exercise the rights prescribed in Clause 1, Article 24 of this Law under decisions of competent persons of national security protection agencies;
b) Giữ bí mật về nhân thân, lai lịch, nhiệm vụ và phương tiện thực hiện nhiệm vụ;
b) To keep secret personal identities, backgrounds, tasks and working means;
c) Miễn thủ tục hải quan đối với tài liệu, phương tiện nghiệp vụ mang theo khi nhập cảnh, xuất cảnh qua biên giới, cửa khẩu;
c) To be exempt from customs procedures for documents, professional means carried along upon their entries, exits across borders, border-gates;
d) Xuất trình giấy chứng minh an ninh trong trường hợp cần thiết để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ.
d) To produce security identity cards in case of necessity in order to request agencies, organizations or individuals to render assistance.
2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
2. The Government shall specify the order, procedures and competence for implementation of the provisions of Clause 1 of this Article.
3. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy tắc nghiệp vụ chuyên môn, kỷ luật của lực lượng vũ trang nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc làm của mình.
3. The national security protection officers have the responsibility to strictly observe the State’s laws, the professional rules and disciplines of the people’s armed forces and bear responsibility before law for their doings.
Điều 26. Trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Article 26.- Equipping weapons, professional technical means, support tools to, and using them by, officers and men of national security protection agencies
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Officers and men of the national security protection agencies are equipped with, and entitled to use, weapons, professional technical means, support tools to perform the national security protection tasks according to law provisions.
Điều 27. Chế độ quản lý thông tin, tài liệu, đồ vật về bảo vệ an ninh quốc gia
Article 27.- Regime of managing national security protection information, documents and things
1. Thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc do cơ quan này thu thập được thuộc bí mật nhà nước và được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Information, documents and objects related to national security protection agencies or gathered by such agencies are classified as State secrets and managed according to law provisions on protection of State secrets.
2. Thông tin, tài liệu, đồ vật quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị lịch sử, khoa học và công nghệ đã được công bố theo quy định của pháp luật thì có thể được chuyển giao cho cơ quan lưu trữ nhà nước quản lý.
2. Information, documents and objects prescribed in Clause 1 of this Article, which are of historical, scientific and technological values and have been publicized under law provisions can be transferred to State archival agencies for management.
Điều 28. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Article 28.- Regimes and policies towards officers and men of national security protection agencies
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Officers and men of the national security protection agencies are recruited, fostered, trained, conferred ranks, promoted to ranks of the people’s armed forces and enjoy the preferential regimes and policies according to law provisions.
Chương 4:
Chapter IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC GIA
STATE MANAGEMENT OVER NATIONAL SECURITY
Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Article 29.- Contents of State management over national security
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
1. Formulating, and organizing the implemen-tation of, national security protection strategies, policies, plans and schemes and ensuring necessary conditions for national security protection activities; promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on national security protection.
2. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Organizing, directing, guiding activities of gathering, detecting, investigating, handling information, documents and/or acts related to activities of infringing upon the national security.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.
3. Directing, guiding the application of national security protection measures.
4. Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh quốc gia; bồi dưỡng kiến thức bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan, tổ chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Organizing the apparatus of, equipping means to, training officials engaged in national security protection; fostering national security protection knowledge to key officials of agencies and organizations; formulating, and organizing the implementation of programs on education in national security protection; formulating and implementing regimes and policies towards agencies, organizations and individuals engaged in national security protection.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
5. Examining, inspecting and settling complaints, denunciations in national security protection activities.
6. Hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia.
6. Effecting international cooperation on national security protection.
Điều 30. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Article 30.- Unified State management over national security
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.
1. The Government performs the unified State management over national security protection.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. The Ministry of Public Security is answerable to the Government for taking the prime responsibility for, and coordinating with the Defense Ministry, the Ministry of Foreign Affairs, other ministries and ministerial-level agencies in, performing the State management over national security protection.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Article 31.- The Defense Ministry’s responsibility in the State management over national security
Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia; chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an nhân dân và chính quyền địa phương để bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
The Defense Ministry shall, within the ambit of its tasks and powers, be answerable to the Government for coordinating with the Ministry of Public Security in performing the State management over national security protection; direct forces under its management to closely coordinate with the People’s Police forces and local administrations in national security protection according to law provisions.
Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.
The Regulation on coordination between the Ministry of Public Security and the Defense Ministry in performing the national security protection tasks shall be prescribed by the Prime Minister.
Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Article 32.- Responsibility of the Ministry of Foreign Affairs in the State management over national security
Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 14 của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan hữu quan khác để bảo vệ an ninh quốc gia.
The Ministry of Foreign Affairs shall, within the ambit of its tasks and powers, have to perform national security protection tasks according to the provisions of Article 14 of this Law and other relevant law provisions and coordinate with the Ministry of Public Security, the Defense Ministry and other concerned agencies in national security protection.
Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định.
The Regulation on coordination between the Ministry of Public Security and the Ministry of Foreign Affairs in performing the national security protection tasks shall be prescribed by the Prime Minister.
Điều 33. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Article 33.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies in the State management over national security
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 14 của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo vệ an ninh quốc gia.
The ministries, ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to perform the national security protection tasks according to the provisions of Article 14 of this Law, other relevant law provisions and coordinate with the concerned agencies in national security protection.
Điều 34. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Article 34.- Responsibility of the People’s Committees of all levels in the State management over national security
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia tại địa phương; thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
The People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the State management over national security protection in their respective localities; perform the national security protection tasks according to the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Chương 5:
Chapter V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Điều 35. Hiệu lực thi hành
Article 35.- Implementation effect
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.
This Law shall take implementation effect as from July 1, 2005.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
The previous regulations contrary to this Law shall all be annulled.
Điều 36. Hướng dẫn thi hành
Article 36.- Implementation guidance
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
The Government shall detail and guide the implementation of this Law
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.
This Law was passed on December 3, 2004 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 6th session.
 
   

 
QUỐC HỘI
NATIONAL ASSEMBLY




Nguyễn Văn An
 
THEGIOILUAT.VN
Đang có hiệu lực
HL: 01/07/2005

Tiếng Việt

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

English

Bạn vui lòng đăng nhập để download tài liệu, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và chỉ nhằm quản lý và hỗ trợ người dùng trên hệ thống. Xin cám ơn.

Luật An ninh Quốc gia 2004

Số hiệu 32/2004/QH11 Ngày ban hành 03/12/2004
Ngày có hiệu lực 01/07/2005 Ngày hết hiệu lực
Nơi ban hành Quốc hội Tình trạng Đang có hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Luật An ninh Quốc gia 2004 (32/2004/QH11) quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
Mục lục

Mục lục

Close