Khái niệm pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý

Khái niệm pháp luật trong hệ thống khoa học pháp lý

Cũng như nhà nước, đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về pháp luật như: Pháp luật là ý muốn của Thượng đế; pháp luật là phương tiện để quản lý xã hội (pháp luật gắn liền vứi xã hội, ở đâu có xã hội thì ở đó có pháp luật); pháp luật là những tiêu chuẩn căn bản mà mọi người phải tuân theo để quản lý xã hội và trừ khử những điều gian tà, bất chính trong xã hội; pháp luật là công lý đại diện cho sự công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội; pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật;…

Các quan điểm hiện đại đều cho rằng, pháp luật công cụ pháp lý xã hội ra đời khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, xã hội trở nên phức tạp, đặc biệt một trình đọ nhất định, xã hội trở nên phức tạp, đặc biệt là khi trong xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp có lợi ích đói lập nhau, các công cụ pháp lý xã hội khác như tập quán, đạo đức, tính điều tôn giáo … không còn đủ khả năng duy trì được trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trong những điều kiện như vậy, nhà nước đã ban hành ra pháp luật (thừa nhận những quy định đã có trong xã hội là pháp luật và bảo đảm cho chúng được thực hiện, nhà nước còn tiến hành đặt ra những quy định pháp luật mới) để tổ chức và quản lý xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của xã hội vừa để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Theo nghĩa hẹp, pháp luật gồm các quy định mà phần lớn là các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cảu cả xã hội và vì lợi ích của giai cấp thống trị.

Theo nghĩa rộng, pháp luật không chỉ gồm các quy tắc xử sự chung mà còn bao hàm cả các nguyên tắc xử sự, các tư tưởng, học thuyết pháp lý … được thể hiện ở các loại nguồn pháp luật khác nhau.

Thông thường, pháp luật được hiểu khái quát như sau:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC