Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý trong khoa học pháp lý

Sự kiện pháp lí là sự kiện xảy ra trong thực tế mà việc xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. 

1. SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀ GÌ?

 
Sự kiện pháp lí cũng là sự kiện thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý, bởi vì nó có khả năng tạo ra các hậu quả pháp lý. Các hậu quả đó là sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật.

Sự kiện pháp lí được nhà làm luật dự kiến trước và thường được quy định trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật điều chỉnh. Đó là những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tiễn có tính phổ biến và có ảnh hưởng đến trật tự công cộng, cần được điều chỉnh bởi pháp luật. Chỉ những sự kiện thực tế nào chịu sự tác động có ít nhất một quy phạm pháp luật mới được gọi là Sự kiện pháp lí. 

Ví dụ: kết bạn hay kết nghĩa, hãy đính hôn chỉ là những sự kiện thực tế tồn tại theo tập quán xã hội; còn việc  kết hôn là sự kiện pháp lí được pháp luật quy định do có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn giữa nam và nữ. 

2. Phân loại sự kiện pháp lý 

1. Căn cứ vào vào mối liên hệ giữa sự kiện thực tế xảy ra với ý chí của thể tham gia quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lí được chia thành hai loại: sự biến và hành vi

Sự biến: là những sự kiện pháp lí xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử mà sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật.
Những hình tự như thế phải xảy ra trong xã hội, gắn liền với đời sống của con người mới dẫn tới hậu quả pháp lý. Thiên tai xảy ra ở những nơi hoang vắng, không có người ở, thì chỉ là sự kiện thực tế mà thôi. Có những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân thì không phải là sự kiện pháp lí vì không dẫn tới hậu quả pháp lý nào. 

Hành vi: là sự kiện pháp lí xảy ra do ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hành vi xử sự do chính con người thực hiện và theo quy định của pháp luật, chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được hậu quả của nó. Do đó, chỉ có những chủ thể có khả năng nhận thức bình thường mới có hành vi pháp lý. Người mất trí có thể có hành động gây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác ( trường hợp người con bị bệnh tâm thần đốt nhà của cha mẹ mình chết người làm) làm chấm dứt quyền sở hữu và các tài sản bị hư hại, chấm dứt quyền sống quyền gia đình cùng người thân đã tử vong nhưng đây không phải là hành vi mà chỉ là sự biến pháp lý.

2. Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lí được chia thành ba loại:

  • Sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện một ngừơi chết làm phát sinh quan hệ thừa kế, việc kết hôn dẫn đến hình thành quan hệ hôn nhân. 
  • Sự kiện pháp lí làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ việc vợ chồng thỏa thuận phân chia tài sản làm thay đổi tình trạng xã hữu tài sản trong hôn nhân; dù rằng quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục được duy trì; việc sáp nhập doanh nghiệp A và doanh nghiệp Bcó thể làm thay đổi chủ thể và cả một số nội dung của quan hệ hợp đồng còn dang dở mà bên A đã ký kết và đã chuyển giao cho B tiếp tục thực hiện
  • Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện chị X bị tai nạn chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ lao động có liên quan đến chị X. Vậy việc ông Y trả nợ sẽ làm chấm dứt quan hệ hợp đồng vay tài sản với chủ nợ. 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC