Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử và những điều cần biết

Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định khi cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa (trừ trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 12 quy định tại điều này), người bán phải lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định.

Theo đó, người bán hàng, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn điện tử có hoặc không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Các hóa đơn này phải được ghi đầy đủ nội dung theo định dạng chuẩn dữ liệu cơ quan thuế quy định.

Hóa đơn điện tử Chính phủ đưa ra gồm hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác (điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP). Các loại hóa đơn điện tử trên phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

Những trường hợp nào được sử dụng miễn phí hóa đơn điện tử

Theo như quy định tại Điều 13 Nghị định này thì những trường hợp sau sẽ được Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền

·         Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

·         Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp;

·         Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này;

·         Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định của Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;


Nguồn ảnh Internet

Thời điểm nào bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển sang hóa đơn điện tử?

Trước ngày 1/11/2018

Từ ngày 1/11/2018 - 31/10/2020

Từ ngày 1/11/2020

Trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế hoặc thông báo phát hành hóa đơn điện tử trước ngày này thì vẫn được tiếp tục sử dụng

- Nếu cơ sở kinh doanh chưa đủ điều kiện về công nghệ thông tin để áp dụng hóa đơn điện tử mới thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn theo hình thức cũ nhưng phải gửi mẫu theo Phụ lục 03 và tờ khai thuế giá trị gia tăng đến cơ quan thuế.

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian này nếu chưa đủ điều kiện để áp dụng Hóa đơn điện tử thì được phép sử dụng Hóa đơn giấy theo quy định tại Nghị định 51/2010.

- Nếu doanh nghiệp đã đặt in; thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn in tự in hoặc đặt mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng số hóa đơn đó đến ngày 31/10/2020 theo quy định của Nghị định 51/2010.

 

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải chuyển sang háo đơn điện tư, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

 
Xem toàn căn Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng háo, cung cấp dịch vụ TẠI ĐÂY
THEO THEGIOILUAT.VN

 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC