Chào công ty, tôi là Lan. Nhà bên cạnh nhà tôi kinh doanh karaoke vào ban đêm quá ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của mọi người trong gia đình tôi. Tôi nên làm gì để xử lý tình trạng này?

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, được Chính phủ ban hành ngày 06/11/2009, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 (sau đây gọi là “Nghị định 103/2009/NĐ-CP”);

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, được Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013, có hiệu lực kề từ ngày 01/01/2014 (sau đây gọi là “Nghị định 158/2013/NĐ-CP”);

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, được Chính phủ ban hành ngày 18/11/2016, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2017 (sau đây gọi là “Nghị định 155/2016/NĐ-CP”).

II. NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Trách nhiệm đối với nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nói chung trên cả nước

Điều 32 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, được ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP, quy định các trách nhiệm của cơ sở kinh doanh karaoke như sau:

Điều 32. Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke

Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

3. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;

4. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;

5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

7. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phài thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

2. Biện pháp xử lý khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có hành vi vi phạm

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có hành vi vi phạm các quy định mà nhà nước đề ra, họ sẽ bị xử lý hành chính.

Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Dựa vào câu hỏi của Anh/Chị, nếu cơ sở này có hành vi gây tiếng ồn vượt ngưỡng cho phép, làm ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của gia đình thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng tùy từng trường hợp. Ngoài ra, trong trường hợp tiếng ồn quá mức, cơ sở này có thể bị đình chỉ hoạt động.

Trường hợp khác, nếu Anh/Chị hay người khác chứng minh được cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke này hoạt động từ sau 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng, họ có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 158/2013/NĐ-CP:

Điều 19. Vi phạm quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Hoạt động karaoke, quầy bar và các hình thức vui chơi giải trí khác quá giờ được phép.

3. Quyền của Anh/Chị khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke gây tiếng ồn quá mức

Trong trường hợp việc ồn ào gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và khu dân cư, Anh/Chị có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi Anh/Chị đang cư trú để giải quyết. Kèm theo đó là chứng cứ chứng minh hành vi hát karaoke gây ra tiếng ồn. (lời khai của những người bị ảnh hưởng, bản ghi âm, ghi hình,…)

Bên cạnh đó, Anh/Chị cũng có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã nơi Anh/Chị đang cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của mình.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của Anh/Chị về vấn đề nêu trên. Câu trả lời này chỉ mang tính chất tham khảo, việc áp dụng nội dung tư vấn trên còn phụ thuộc vào từng vụ việc, hoàn cảnh cụ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp qua mục Câu hỏi trên Website http://thegioiluat.vn để được giải đáp thắc mắc.

THEGIOILUAT.VN

Tiếng Việt

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

English

Đây là văn bản biểu mẫu do Công ty tự soạn thảo, nếu Anh/Chị muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên lạc với chúng tôi để được nâng cấp tài khoản VIP. Xin cám ơn.

Hướng dẫn

Biểu mẫu

Hỏi đáp

Biểu mẫu công vụ

Nếu bạn thấy văn bản này có dấu hiệu vi phạm, vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ xem xét và xử lý văn bản này trong thời gian sớm nhất.