QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 160/2014/DS-GĐT NGÀY 18/04/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Ngày 18 tháng 04 năm 2014 tại trụ sở Cơ quan thường trực Tòa án nhân dân tối cao tại phía Nam mở phiên tòa giám đôc thâm xét xử vụ án “Tranh châp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Bà Trần Thị Giàu, sinh năm 1967

Địa chỉ: 285A Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Hết, sinh năm 1963

Địa chỉ: 26J An Dương Vương, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Nguyễn Văn Bai, sinh năm 1956

2. Bà Nguyễn Thị Xanh, sinh năm 1958

3. Ông Trần Văn Tư, sinh năm 1960

4. Ông Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1964

5. Bà Trần Thị Trọng, sinh năm 1966

6. Bà Nguyễn Thị Sang, sinh năm 1969

7. Ông Nguyễn Văn Phú, sinh năm 1971

8. Ông Nguyễn Văn Bạc, sinh năm 1974

9. Ông Nguyễn Văn Muôn, sinh năm 1975

10. Ông Nguyễn Văn Vạn, sinh năm 1976

Cùng địa chỉ: 285A Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

11. Bà Trần Thị Thu Hà, sinh năm 1970

12. Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, sinh năm 1991

13. Chị Lê Lý Oanh, sinh năm 1983

14. Anh Trần Văn Mê Kha, sinh năm 1983

15. Chị Lê Thị Hòa, sinh năm 1981

16. Chị Nguyễn Thúy Bình, sinh năm 1987

17. Chị Lê Thị Ngọc Diễm, sinh năm 1985

18. Chị Nguyễn Thị Kim Yến, sinh năm 1986

19.  Chị Ngô Thị Ngọc Hường, sinh năm 1984

20. Chị Nguyễn Thị Bút, sinh năm 1988

21. Chị Mai Ngọc Hân, sinh năm 1985

22. Chị Ngô Thị Thảnh, sinh năm 1985

Cùng địa chỉ: 26J An Dương Vương, phường 16, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

NHẬN THẤY

Theo đơn khởi kiện ngày 05.03.2009 và những lời khai tại Tòa án, nguyên đơn bà Trần Thị Giàu trình bày:

Cha mẹ bà là cụ Nguyễn Văn Thanh (chết 2007) và cụ Trần Thị Năm (chết 2008) có để lại di sản là quyền sử dụng diện tích 2.317m2 đất được cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đất số 00067-QSDĐ/3309/QĐ-ƯB ngày 21/09/1998 đứng tên cụ Năm thuộc thửa đất số 7 và số 8 tờ bản đồ số 02 (tài liệu 02/CT-UB), nằm trong hẻm đường Hồ Ngọc Lãm tổ 13 phường 16 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1973, cụ Thanh mua một mẫu đất tại khi Rạch Ruột Ngựa (nay thuộc phường 16 quận 8) và sinh sống tại đó. Thời kỳ thành lập hợp tác xã, gia đình đã giao hết đất vào họp tác xã. Cụ Năm đứng tên chủ hộ gia đình, là xã viên họp tác xã phường 21 quận 8 (nay là phường 16 quận 8 - Hợp tác xã nông nghiệp Phủ Định) và được nhận đất do họp tác xã giao có diện tích 6907m2 đất nông nghiệp. Sau khi họp tác xã không còn, cụ Năm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 6907m2 nông nghiệp. Cụ Năm đã bán đi một phần đất nên chỉ còn lại khoảng 2300m2 thuộc thửa đất 7 và số 8 tờ bản đồ số 02. Diện tích đất nêu trên hiện nay do người con thứ năm là ông Nguyễn Văn Hết quản lý, sử dụng. Ône Hết đi nghĩa vụ quân sự từ năm 1981 đến 1984, khi xuất ngũ thì làm cône nhân Xí nghiệp nước mắm Việt Hương Hải. Khi còn sống, cụ Năm đã khỏ'i kiện yêu cầu ông Hết trả lại cho cụ quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do cụ Năm chết trong quá trình giải quyết vụ án nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Quá trình sử dụng đất, ông Hết đã xây dựng nhà trọ trên đất để kinh doanh, hưởng hoa lợi tù' việc kinh doanh này.

Cụ Thanh và cụ Năm có 12 người con. Do vậy, bà Giàu đề nghị chia thừa kế quyền sử dụng đất nêu trên cho 12 người con được hưởng như nhau.

Bị đơn, ông Trần Văn Hết trình bày: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông về quê canh tác và được tập đoàn sản xuất cấp đất và canh tác liên tục từ năm 1986, ông là người đóng thuế cho Nhà nước. Diện tích đất tranh chấp là do tập đoàn sản xuất cấp cho ông sau khi xuất ngũ không phải là tài sản do cha mẹ tạo lập, không phải là là di sản thừa kế.

Diện tích đất đo đạc thực tế dư so với diện tích đất ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 377m2. Phần đất này dư ra do khi tập đoàn giao đất chỉ đo đạc bằng thước dây nên không chính xác và có trừ hao một số gò mả, phần đất được giao cũng nằm sát kênh thủy lợi nay đã đặt cống thoát nước và san lấp thành đất thổ vườn có ranh rõ ràng không tranh chấp nên đề nghị giao cho vợ chồng ông sử dụng.

Tại biên bản hòa giải ngày 29.07.2011, ông Hết đề nghị chia thừa kế di sản của cha mẹ theo quy định pháp luật.

Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

Ông Nguyễn Văn Bay (Bai), bà Nguyễn Thị Xanh, ông Trần Văn Tư, ông Nguyễn Văn Quang, bà Trần Thị Trong, bà Nguyễn Thị Sang, ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Bạc, ông Nguyễn Văn Muôn, ông Nguyễn Văn Vạn đều có ý kiến nhất trí với ý kiến của bà Trần Thị Giàu xác định diện tích đất tranh chấp là di sản của cha mẹ để lại đề nghị chia thừa kế cho 12 người con được hưởng như nhau.

Bà Trần Thị Thu Hà, vợ của ông Nguyễn Văn Hết: nhất trí với ý kiến và yêu cầu của ông Hết.

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, con gái của ông Het: không có yêu cầu gì trona vụ án này.

Bà Lê Lý Oanh, ông Trần Văn Mê Kha, bà Lê Thị Hòa, bà Lê Thị Ngọc Diễm, bà Nguyễn Thị Kim Yến, bà Nguyễn Thị Bút, bà Mai Ngọc Hân, bà Ngô Thị Thảnh là những người thuê nhà trọ đều có ý kiến: không có yêu cầu gì trong vụ án này.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 57/2011/DSST ngày 04/11/2011, Tòa án nhân dân quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Ông Nguyễn Văn Hết và bà Trần Thị Thu Hà được quyền sử dụng 2.169mđất ao (nhằm thửa 7 tờ bản đồ số 2) và 148m2 đất gò (nhằm thửa 8, tờ bản đồ số 2) với ranh giới đất tứ cận được xác định như sau: - phía Tây tiếp giáp với tường nhà của thừa 19, 20 và đường hẻm đất nối ra đường Hồ Ngọc Lãm, phường 16, quận 8 có chiều ngang là 2m và chiều dài ll,56m có ranh đất tứ cận của hẻm đất như sau: phía Tây hướng ra đường Hồ Ngọc Lãm, phía Bắc tiếp giáp với tường của thửa đất 15, phía Nam tiếp giáp với tường nhà của thửa đất 19, hướng Đông đi vào khu đất; - phía Đông tiếp giáp với thửa 104 và rạch;- phía Nam tiếp giáp với tường nhà thửa 22; phía Bắc tiếp giáp với tường nhà thửa 11, 12, 15 (tờ bản đồ số 136 và 02 bộ địa chính phường 16 quận 8).

Ông Nguyễn Văn Hết và bà Trần Thị Thu Hà được quyền tạm thời sử dụng 377,6m2 đất ao nhằm thửa 104 rạch (a) đưòng (b) tờ bàn đồ số 02 bộ địa chính phường 16 quận 8 theo hiện trạng cho đến khi có quyết định khác của CO' quan nhà nước có tham quyền.

Theo bản đồ hiện trạng vị trí do Trung tâm đo đạc bản đồ - Sớ tài nguyên và môi trường vẽ ngày 24/09/2009.

Ông Nguyễn Văn Hết và bà Trần Thị Thu Hà phải liên đới trả lại giá trị quyền sử dụng đất cho:

- Ông Nguyễn Văn Quang, bà Trần Thị Trọng, bà Nguyễn Thị Sang mỗi người là 71.331.000đồng

- Bà Trần Thị Giàu, ông Nguyễn Văn Bai, bà Nguyễn Thị Xanh, ông Trần Văn Tư, ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Bạc, ông Nguyễn Vãn Muôn, ông Nguyễn Văn Vạn mỗi người là 10.189.700đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của đương sự.

Ngày 16/11/2011, các ông bà Trần Thị Giàu, Nguyễn Văn Vạn, Nguyễn Văn Bai, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Thị Xanh, Trần Văn Tư, Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Văn Bạc, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Muôn, Trần Thị Trọng kháng cáo.

Ngày 12/12/2011, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 38/QĐ/KNPT-P5 kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm nêu trên.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 219/2012/DSPT ngày 19/03/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Sửa án sơ thẩm, chap nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án:

1. Xác định 2.169m2 đất ao (nhằm thửa 7 tờ bản đồ sổ 2) và 148m2 đất gò (nhằm thửa 8, tờ bản đồ số 2), tổng cộng 2317rn tọa lạc tại đường Hồ Ngọc Lãm thuộc tổ 13 phường 16 quận 8, thành phổ Hồ Chí Minh đuợc cấp cho 6 người trong hộ cụ Trần Thị Năm gồm các cụ Trân Thị Năm, cụ Nguyên Văn Thanh và các Ông bà Nguyễn Văn Quang, Trần Thị Trọng, Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Văn Hết mỗi người được chia 386,17m2.

2. Xác định phần di sản thừa kế mà cụ Nguyễn Văn Thanh, cụ Trần Thị Năm để lại là 722m'2 trong số đất nói trên được chia cho hàng thừa kế thứ nhất gồm các ông bà: Trần Thị Giàu, Nguyễn Văn Vạn, Nguyễn Văn Bai, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Thị Xanh, Trần Văn Tư, Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Văn Bạc, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Muôn, Trần Thị Trọng và Trần Văn Hết. Môi người được hưởng là 64,35m2.

3. Ông Trần Văn Hết, bà Trần Thị Thu Hà có trách nhiệm hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất cho nhũng người sau đây:

Ông Quang, bà Trọng, bà Sang mỗi người là 450,53m2 X 190.000đồng/m2 - 85.600.700 đồng.

Bà Giàu, ông Bai, bà Xanh, ông Tư, ông Phú, ông Bạc, ông Muôn và ông Vạn mỗi người là 64,36m2 X 190.000 đồng/m2 = 12.228.400 đồng

4.  Sau khi ông Hết, bà Hà thanh toán xong tiền sử dụng đất cho các đồng thừa kế và những người được chia đất trong hộ nói trên thì được trọn quyển sử dụng 2.169m2 đất ao (nhằm thửa 7 tờ bản đồ sổ 2) và 148 m2 đất gò (nhằm thửa 8, tờ bản đồ số 2) (Bản đồ sổ 136 và 02 Bộ địa chính phường 16, quận 8) với ranh giới đất tứ cận được xác định như sau: - phía Tây tiếp giáp với tường nhà của thửa 19, 20 và đường hẻm đất nổi ra dường Hồ Ngọc Lãm, phường 16, quận 8 có chiều ngang là 2m và chiều dài 11,56m có ranh đất tứ cận của hẻm đất như sau: phía Táy hưóng ra ãiĩờng Hồ Ngọc Lãm, phía Bắc tiếp giáp với tường của thửa đất 15, phía Nam tiếp giáp với tường nhà của thửa đất 19, hướng Đông đi vào khu đất; - phía Đông tiếp giáp với thửa 104 và rạch;- phía Nam tiếp giáp với tường nhà thửa 22; phía Bắc tiếp giáp với tường nhà thửa 11, 12, 15 (tờ bản đồ sổ 136 và 02 bộ địa chính phường 16 quận 8)theo bản vẽ ngày 24/09/2009 của Trung tâm đo đạc bản đồ - Sở tài nguyên và môi trường thành pho Hỗ Chí Minh. Ông Trần Văn Hết, bà Trần Thị Thu Hà có quyền liên hệ cơ quan chức năng để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Mọi chi phí về thuế do ông Hết, bà Hà chịu, ông Het, bà Hà phải chấp hành theo chủ trương, quy định của pháp luật về việc quy hoạch đất đai.

5. Ghi nhận ý kiến của nguyên dơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án không yêu cầu chia phần huê lợi như nuôi cá, trồng cây, thuê nhà ... trên phần đất các bên tranh chap.

6. Ông Nguyễn Văn Hết và bà Trần Thị Thu Hà được quyền tạm thời sử dụng 377,6m2 đất ao nhằm thửa 104 rạch (à) đường (b) tờ bản đồ so 02 bộ địa chính phường 16 quận 8 theo hiện trạng cho đến khi có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo bàn đồ hiện trạng vị trí do Trung tâm đo đạc bản đồ - Sở tài nguyên và môi trường vẽ ngày 24/09/2009.

7. Ghi nhận ỷ kiến của các ông bà Trần Văn Mé Kha, Lê Thị Hòa, Nguyễn Thúy Bình, Lê Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Kim Yến, Ngô Thị Ngọc Hường, Nguyễn Thị Bút, Mai Ngọc Hân, Ngô Thị Thảnh là những người thuê nhà trọ của ông Hết, bà Hà; chị Nguyễn Thị Thu Hồng là con ông Hết, bà Hà cam kết không khiếu nại gì đến việc tranh chấp thừa kế giũa các bên.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí nghĩa vụ thi hành án của các đương sự.

Sau khi xét xử phúc thẩm, các ông bà Trần Thị Giàu, Trần Văn Tư, Trần Thị Trọng, Nguyễn Văn Bai, Nguyễn Thị Xanh, Nguyễn Vàn Quang, Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Bạc, Nguvễn Văn Muôn, Nguyễn Văn Vạn có đơn đề nghị xem xét bản án dân sự phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.                                                                                              

Tại Quyết định kháng nghị số 27/2014/KN-DS ngày 20/02/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 219/2012/DS- PT ngày 19/03/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối cao xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 57/2011/DS-ST ngày 04/11/2011 của Tòa án nhân dân quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân quận 8 thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thấm lại đúng theo quy định pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Cụ Nguyễn Văn Thanh (chết 2007) và cụ Trần Thị Năm (chết 2008) có 12 ngưò'i con gồm các ông bà Trần Thị Giàu, Trần Văn Tư, Trần Thị Trọng, Nguyễn Văn Bai, Nguyễn Thị Xanh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Bạc, Nguyễn Văn Muôn, Nguyễn Văn Vạn, Nguyễn Văn Hết. Các ông bà Trần Thị Giàu, Trần Văn Tư, Trần Thị Trọng, Nguyễn Văn Bai, Nguyễn Thị Xanh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Sang, Nguvễn Văn Phú, Nguyễn Văn Bạc, Nguvễn Văn Muôn, Nguyễn Văn Vạn có yêu cầu giải quyết chia thừa kế di sản của cha mẹ là diện tích 2.317m2 (đo đạc thực tế là 2169m2) đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00067-QSDĐ/3309/QĐ-ƯB ngày 21/09/1998 đứng tên cụ Trần Thị Năm thuộc thửa đất số 7 và số 8 tờ bản đồ số 02 (tài liệu 02/CT-UB), nằm trong hẻm đường Hồ Ngọc Lãm tổ 13 phường 16 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích đất này hiện do ông Nguyễn Văn Het quản lý sử dụng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Công văn số 108/UBND ngày 22/06/2011 của ủy ban nhân dân phường 16 quận 8 xác định diện tích đất này là tài sản chung của cụ Trần Thị Năm, cụ Nguyễn Văn Thanh, ông Nguyễn Văn Quang, bà Trần Thị Trọng, bà Nguyễn Thị Sang và ông Nguyễn Văn Hết.

Trong khi các giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng ruộng đất năm 1990, năm 1991 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 21/09/1998 đều đứng tên cá nhân cụ Trần Thị Năm. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thấm chưa xác minh tại cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đứng tên cụ Trần Thị Năm là cấp cho cá nhân hay cấp cho hộ gia đình, cơ sở nào để xác định giấy chứng nhận này cấp cho cá nhân hay hộ gia đình. Trường họp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình thì hộ gia đình cụ thể gồm những ai. Tòa án cấp sơ thâm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ nội dung này mà đã xác định diện tích đất tranh chấp là tài sản chung của cụ Trần Thị Năm, cụ Nguyễn Văn Thanh, ông Nguyễn Văn Quang, bà Trần Thị Trọng, bà Nguyễn Thị Sang và ông Nguyễn Văn Hết là chưa đủ cơ sở.

Mặt khác, theo biên bản định giá ngày 18/11/2011 thì Hội đồng định giá căn cứ vào văn bản của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố để định giá, giá trị của 2317m2 đất được định giá là 440.230.000 đồng. Tại cấp phúc thẩm, nguyên đơn và người liên quan đều có yêu cầu Tòa án tiến hành định giá lại giá trị diện tích đất tranh chấp nhưng Tòa án không tổ chức tiến hành định giá lại để xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường là không đảm bảo quyền lợi họp pháp cho các đương sự.

Ngoài ra, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Nguyễn Văn Hết thanh toán giá trị phần tài sản được chia cho các đương sự khác và giao cho ông Hết được quyền quản lý, sử dụng toàn bộ phần đất tranh chấp 2169m2 mà không chia bằng hiện vật cho các đương sự trong khi các đương sự có yêu cầu chia bằng hiện vật là không đúng quy định theo khoản 2 Điều 685 Bộ luật Dân sự.

Do đó, kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 219/2012/DS-PT ngày 19/03/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án dân sự sơ thẩm số 57/2011/DS-ST ngày 04/11/2011 của Tòa án nhân dân quận 8, thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết lại vụ án theo trình tụ' sơ thấm là có căn cứ, cần được chấp nhận.

Vì các lẽ trên,

Căn cứ khoản 2 Điều 291; Điều 297; khoản 1, 2 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự,

QUYẾT ĐỊNH

Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 219/2012/DS-PT ngày 19/03/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án dân sự sơ thẩm số 57/2011/DS-ST ngày 04/11/2011 của Tòa án nhân dân quận 8, thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Giàu với bị đơn là ông Nguyễn Văn Hết;

 

Tên bản án

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 160/2014/DS-GĐT NGÀY 18/04/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án