QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 201/2014/DS-GĐT NGÀY 23/05/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Ngày 23/05/2014 tại trụ sở Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa xét xử giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 12/2011/DS-PT ngày 28/3/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Som về vụ án “Tranh chấp tài sản gắn liền với đất và đòi bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” bị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị, có các đương sự:

Nguyên đơn: Hoàng Văn Vững, sinh năm 1974; trú tại thôn 4, Nà Lừu, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Bị đơn:

1. Hoàng Văn Chúng, sinh năm 1954;

2. Hoàng Văn Kiến, sinh năm 1967;

Cùng trú tại thôn 3, Nà Lừu, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Dương Thị Loòng, sinh năm 1954, là vợ ông Chúng.

2. Vi Thị Tén, sinh năm 1964, là vợ ông Kiến.

NHẬN THẤY

Theo đơn khởi kiện ngày 29/6/2009 và trong quá trình tố tụng, ông Hoàng Văn Vững trình bày: Khu rừng đang tranh chấp gia đình ông sử dụng từ lâu. Năm 1995, ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng đã giao quyền quản lý, sử dụng (theo quyết định 529 ngày 3/8/1995 cấp cho cha ông là Hoàng Đĩnh Phong) diện tích l,5ha, tiểu khu 337, khoảnh số 228. Năm 2002, cha ông mất nên ông tiếp tục quản lý sử dụng.

Đến năm 2009, thì ông Kiến và ông Chúng tranh chấp cho rằng đất của hai ông, lúc này ông mới biết năm 2003 giữa ông Chúng và ông Kiến tranh chấp nhau về ranh đất và hội đồng hòa giải ở thôn đã công nhận ranh giới đất theo thỏa thuận của ông Chúng và ông Kiến, khi hòa giải thôn không báo cho gia đình ông nên ông không biết việc tranh chấp ranh đất giữa ông Chúng và ông Kiến; đến năm 2006 úy ban nhân dân xã đã đo đạc lập bản đồ đất cho ông Chúng và ông Kiến. Ong không đồng ý vì đất này đã cấp cho gia đình ông từ năm 1995.

Ông yêu cầu ông Kiến và ông Chúng trả lại ông toàn bộ đất rừng; hai ông phải bồi thường giá trị số hạt sở, cụ thể ông Chúng bồi thường 3.500.000đ, ông Kiến bồi thường 1.750.000đ, hai ông Kiến và Chúng bồi thường 50 cây sở trị giá 7.500.000đ.

Bị đơn là ông Hoàng Văn Chúng và ông Hoàng Văn Kiến trình bày: Ông Chúng trình bày: Năm 1980, vợ chồng ông ra ở riêng, do thiếu đất gieo mạ nên gia đình ông đã gieo mạ ở chân đồi Cô Mười, lúc đó Họp tác xã vẫn đang quản lý và trồng cây sở từ 1978, đến 1990 Họp tác xã tan rã không quản lý nữa thì gia đình ông tiếp tục bảo vệ rừng sở đế lấy củi. Năm 2003 giữa gia đình ông và ông Kiến tranh chấp ranh giới đất rừng, thôn đã tổ chức hòa giải và công nhận ranh đất theo thỏa thuận của hai bên (theo biên bản ngày 01/10/2003).

Năm 2006 xã tiến hành đo đạc lập bản đồ và năm 2008 ông ký xác nhận rừng này là của gia đình ông. Năm 2009, ông Vững lấy củi nên xảy ra tranh chấp, lúc này ông mới biết cụ Phong (cha ông Vững) đã được cấp sổ bìa xanh năm 1995.

Ông không đồng ý trả lại đất và yêu cầu ông Vững bồi thường giá trị con dao là 60.000đ, 86 bó củi thành tiền là 860.000đ, tiền hạt sở 2.000.000đ.

Ông Kiến trình bày: Thửa đất số 132 bản đồ 35 có diện tích 3.339mthuộc đồi Cô Mười (đo năm 2006) do gia đình ông quản lý sử dụng từ khi còn Hợp tác xã. Năm 1993 vợ chồng ông ra ở riêng nên được cha mẹ chia. Năm 1999 ông trồng thông trên khu đất đó. Năm 2003 do ông Chúng lấn chiếm nên xảy ra tranh chấp ranh đất, thôn đã giải quyết và công nhận ranh đất theo thỏa thuận của gia đình ông và ông Chúng. Năm 2009 mới xảy ra tranh chấp với ông Vững, ông không đồng ý vái yêu cầu của ông Vững và yêu cầu ông Vững trả lại ông 1 con dao và 34 bó củi là 340.000đ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Dương Thị Lòng (vợ ông Chúng) và bà Vi Thị Tén (vợ ông Kiến) thống nhất với trình bày của ông Chúng và ông Kiến.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2010/DSST ngày 13/1/2010, Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng quyết định: Xác định phần rừng, đất trồng rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng của cụ Phong, hiện ông Vững là người thừa kế; bác yêu cầu đòi bồi thường.

Ngày 26/01/2010 ông Hoàng Văn Chúng có đơn kháng cáo.

Ngày 10/02/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 17/2010/DSPT ngày 21/9/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng xét xử sơ thẩm lại vụ án.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2010/DSST ngày 21/9/2010, Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng đã quyết định: Buộc ông Chúng trả 5.455m2 và ông Kiến trả 4.165m2 đất rừng và toàn bộ cây cối hiện có trên đât rừng nói trên cho ông Vững. Bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của cả hai bên.

Ông Chúng và ông Kiến có đơn kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 12/2011/DS-PT ngày 28/3/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã giữ nguyên bản án sơ thẩm, như sau:

1. Giao cho anh Hoàng Văn Vững (người đại diện của hàng thừa kế thứ nhất của ông Hoàng Đình Phong) quyên quản lý, sử dụng rừng, đât trông rừng và quyền sở hữu toàn bộ cây cối hiện có trên tổng diện tích đất là 9.620m2 tại xứ đồi Cô Mười thuộc tiểu khu 337, khoảnh 228, thôn 3, Nà Pất, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn theo quyết định số 529/UB-QĐ ngày 03/8/1995 của ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng (nay thuộc thửa sô 127 và một phân thửa số 132, bản đồ số 35 lập năm 2006).

Khu đất có các cạnh tiếp giáp như sau: Phía bắc giáp rừng Vi Văn Thương; phía nam giáp rừng Hoàng Văn Kiến (phần còn lại không có tranh chấp); phía đông giáp đường đi; phía tây giáp rừng Vi Văn San. (Có sơ đồ khu đất kèm theo bản án).

2. Bác yêu cầu của ông Chúng và ông Kiến đòi được quyền quản lý, sử dụng rừng và đất trồng rừng và quyền sở hữu cây cối hiện có tranh chấp nêu trên vì không có căn cứ pháp luật.

Buộc ông Chúng phải trả 5.455m2 và ông Kiến phải trả lại 4.165m2, tổng cộng là 9.620m2 và toàn bộ cây cối hiện có nêu trên cho anh Vững.

3. Về bồi thường thiệt hại:

- Bác yêu cầu của anh Vững đòi ông Chúng và ông Kiến bồi thường thiệt hại về tài sản.

- Bác yêu cầu của ông Chúng đòi anh Vững bồi thường thiệt hại về tài sản.

Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Ông Hoàng Văn Chúng và ông Hoàng Văn Kiến có đơn đề nghị giám đốc thẩm Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Kháng nghị số 66/2014/DS-KN ngày 06/3/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự phúc thẩm và hủy Bản án dân sự sơ thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn xét xử sơ thẩm lại vụ án.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận,

XÉT THẤY

Căn cứ Hồ sơ giao quyền quản lý và sử dụng rừng và đất trồng rừng, đã được đăng ký tại Hạt Kiểm lâm huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn thì ông Hoàng Đình Phong là cha ông Hoàng Văn Vững được giao quyền quản lý và sử dụng rừng và đất trồng rừng theo Quyết định số 529/QĐ-UB ngày 03/8/1995 của ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng, diện tích được giao là 4,7ha đất lâm nghiệp, bao gồm 2,4ha rừng tự nhiên hiện có (khoảnh 301); l,5ha rừng trồng hiện có (khoảnh 228) và 0,8ha đất để trồng rừng (khoảnh 189) cùng thuộc tiểu khu 337. Ngàỵ 02/9/1995 Hạt Kiểm lâm huyện Chi Lăng đã lập “Biên bản giao nhận rừng và đất rừng” theo Quyết định nêu trên. Thời hạn giao quyền 50 năm kể từ ngày 02/9/1995. Đất tranh chấp thuộc khoảnh 228, tiểu khu 337, nay thuộc thửa số 127 và một phần thửa số 132, bản đồ số 35 lập năm 2006.

Theo báo cáo số 22/BC-UBND ngày 26/6/2009 vủa ủy ban nhân dân xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng thì trước năm 1975 diện tích đất này là đất trồng lúa của gia đình ông Hoàng Chiều Liên, sau đó Họp tác xã quản lý trồng cây Sở.

Năm 1995 ông Hoàng Đình Phong là Trưởng thôn đã đưa diện tích đất này vào “Bìa xanh” mang tên ông Phong nhưng gia đỉnh ông Phong cũng không quản lý, bảo vệ và sử dụng mà gia đình ông Hoàng Văn Chúng và gia đình ông Hoàng Văn Kiến là người trực tiếp sử dụng ổn định diện tích đất này. Năm 2003 có tranh chấp giữa gia đình ông Chúng và gia đình ông Kiến, chính quyền địa phương đã tiến hành giải quyết. Tại Biên bản hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình ông Chúng và gia đình ông Kiến lập ngày 01/10/2003 tại nơi có đất tranh chấp (đồi Cô Mười) thì chính ông Phong với tư cách Trưởng thôn (cùng ông Hoàng Sứ Kỳ là Bí thư Chi bộ và ông Hoàng Xuân ình là Công an viên) đã xác định ranh giới sử dụng đất giữa gia đình ông Chúng và gia đình ông Kiến. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ việc cấp Hồ sơ giao rừng và đất trồng rừng cho ông Phong năm 1995 có đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật không (đơn xin nhận rừng và đất trồng rừng của ông Phong ngày 27/4/1995 và Biên bản giao rừng và đất trồng rừng ngày 02/9/1995 đều không có chữ ký của ông Phong); từ khi Họp tác xã không quản lý, sử dụng đất nữa thì ai là người trực tiếp quản lý, sử dụng đất; ông Vững khai cha ông là ông Phong chết năm 2002, nhưng ngày 01/10/2003 ông Phong còn tham gia giải quyết tranh chấp ranh giới đất giữa ra đình ông Chúng và gia đình ông Kiến mà tranh chấp này lại chính là phần đất mà ông Phong được giao quyền quản lý theo Quyết định nêu trên của ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng, nên cần phải đánh giá giá trị pháp lý biên bản giải quyết tranh chấp đất ngày 01/10/2003 mà trong đó ông Phong ngoài tư cách Trưởng thôn tham gia giải quyết tranh chấp, còn tham gia với tư cách chủ đất được giao năm 1995, nhưng ông Phong không tranh chấp hoặc có ý kiến gì về phần đất này mà còn công nhận và xác định ranh giới cho gia đình ông Chúng và gia đình ông Kiến, như vậy có phải ông Phong đã từ bỏ hoặc nhường quyền quản lý, sử dụng cho gia đình ông Chúng và gia đình ông Kiến hay không.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ những tình tiết nêu trên, mà chỉ căn cứ việc ông Phong được Nhà nước giao rừng và đât trồng rừng theo Quyết định số 529/QĐ-UB ngày 03/8/1995 của ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vững, buộc ông Chúng và ông Kiến trả lại diện tích đất tranh chấp cho ông Vững là chưa đủ căn cứ.

Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 1 Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Chấp nhận Kháng nghị số 66/2014/DS-KN ngày 06/3/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 12/2011/DS-PT ngày 28/3/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thấm số 06/2010/DS-ST ngày 21/9/2010 của Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn về vụ án “Tranh chấp tài sản gắn liền với đất và đòi bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” giữa nguyên đơn là ông Hoàng Văn Vững với các bị đơn là ông Hoàng Văn Chúng, ông Hoàng Văn Kiến; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Dương Thị Loòng, bà Vi Thị Tén.

 

Tên bản án

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 201/2014/DS-GĐT NGÀY 23/05/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN BỊ XÂM PHẠM TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án