QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 271/2014/DS-GĐT NGÀY 17/07/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 17/7/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp chia thừa kế” giữa các bên đương sự là:

Nguyên đơn:

1. Ông Đàm Văn Tài sinh năm 1953;

2. Ông Đàm Văn Quí (Quý) sinh năm 1950;

3. Bà Đàm Thị Che sinh năm 1962;

Cùng trú tại tổ 2, ấp Bình Hưng 2, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Bị đơn: Ông Đàm Văn Hường sinh năm 1969; trú tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Nguyễn Văn Tấn sinh năm 1969;

2. Bà Nguyễn Thị Được sinh năm 1970;

Cùng trú tại tổ 2, ấp Bình Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

NHẬN THẤY

Tại đơn khởi kiện ngày 11/10/2006 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Đàm Văn Tài, ông Đàm Văn Quý và bà Đàm Thị Che trình bày:

Cụ Đàm Văn Bé và vợ là cụ Nguyễn Thị Lành có 4 người con là: ông Đàm Văn Quý, ông Đàm Văn Tài, bà Đàm Thị Che và ông Đàm Văn Hường.

Về tài sản: Hai cụ có căn nhà gỗ (nhà phủ thờ) trên 311,4m2 đất thổ cư, một số động sản (đồ dùng) và 01 nhà máy xay xát lúa trên 192,3m2 đất chuyên dùng, đều tọa lạc tại tổ 2, ấp Bình Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Ngày 13-11-1998 cụ Lành chết, không để lại di chúc.

Năm 2003, Nhà nước thu hồi đất để làm khu công nghiệp Bình Long. Diện tích thu hồi cụ thể như sau: Tại Quyết định số 192/QĐ-UB ngày 15-5-2003, UBND huyện Châu Phú đã thu hồi: đất thổ cư 311,4m2; đất chuyên dùng 123,2m2; nhà ở, vật kiến trúc, cây lâu năm phải tháo dỡ di dời, gồm nhà chính nhà phụ, vật kiến trúc cây lâu năm, trong đó có nhà máy xay lúa, tổng số tiền Nhà nước bồi thường và hỗ trợ là 147.106.200 đồng. Như vậy, Nhà nước đã thu hồi hết lô đất thổ cư 311,4m2 và thu hồi 126m2/192,3m2 đất chuyên dùng (còn lại 66,4m2 đất chuyên dùng). Cụ Bé đứng tên lãnh tiền đền bù, nhưng ông Hường chiếm giữ hết để tiêu xài cá nhân; cụ Bé được mua 1 xuất đất tái định cư, diện tích 59,60m2, giá 5.960.000đồng (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 22/7/2004, BL 97).

Khi Nhà nước giải tỏa 311,4m2 đất nói trên và giải tỏa nhà phủ thờ trên đất này, thì cụ Bé di dời nhà về cất lại trên phần đất trống 66,4m2 (đo thực tế 69,1m2) mà Nhà nước không thu hồi nói trên.

Ông Hường lập giấy tay (ngày 24/12/2003) bán cho ông Nguyễn Văn Tấn diện tích đất mà Nhà nước không thu hồi nêu trên (đo thực tế 69,1m2), nhưng không có sự đồng ý của các thừa kế và không có xác nhận của chính quyền địa phương. Thực tế, cụ Bé vẫn sống tại nhà đất này; ngày 18-3-2004 cụ Bé mới chết. Đến ngày 21/4/2005, ông Hường lại chuyển nhượng nền đất tái định cư (của cụ Bé) cho bà Che, giá 25.000.000 đồng.

Việc ông Tài và bà Che ký vào Biên bản làm việc với Thanh tra huyện Châu Phú ngày 26-8-2003, có nội dung là cụ Bé cho ông Hường đất nhà máy và nhà máy, với mục đích để ông Hường bổ sung hồ sơ để ông Hường được đền bù thêm; cụ Bé chưa cho ông Hường nhà máy và đất.

Hai cụ đã chết, không để lại di chúc, chỉ có di ngôn để lại căn nhà làm phủ thờ dòng họ Đàm (nhà này ông Tài đang quản lý) và phần đất hương quả, thu hoa lợi để thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Các nguyên đơn yêu cầu hủy họp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Hường với ông Tấn và chia di sản thừa kế của các cụ theo pháp luật; đồng ý trả lại cho ông Tấn 60.000.000đ. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18-01-2011, các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế: tiền Nhà nước đền bù theo Quyết định 192/QĐUB ngày 15- 5-2003 là 147.106.000đ; 01 nền tái định cư (ông Hường đã bán cho bà Che, các nguyên đơn yêu cầu xác định số tiền bán nền này là di sản để chia); 01 căn nhà gỗ lợp ngói gắn liền với đất thổ cư; vật dụng trong nhà; yêu cầu ông Tấn phải trả lại nền nhà mà ông Hường đã bán để thực hiện việc chia thừa kế.

Bị đơn là ông Đàm Văn Hường trình bày:

Tài sản của hai cụ gồm có:

+ 01 căn nhà lọp ngói trên 311,4m2 đất thổ cư và một số vật dụng trong nhà;

+01 nhà máy xay xát lúa và nền đất gắn liền 192,3m2;

+ 01 diện tích đất nông nghiệp hon 12.000m2 do cụ Lành đứng tên tại xã Bình Phú, huyện Châu Phú.

Năm 1998, cụ Lành chết. Năm 1999, cụ Bé đã cho ông (bằng miệng) nhà máy xay xát lúa gắn liền với 192,3m2 đất. Ồng đã kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 125,90m2 ngày 26-01-2000; còn lại 66,4m2 là đất hành lang kênh rạch và lộ giới không được cấp giấy chứng nhận. Còn căn nhà và đất thổ cư 311,4m2 do cụ Bé quản lý, sử dụng.

Năm 2003, Nhà nước giải tỏa lô đất 311,4m2 đất (có nhà của cha mẹ ông) và giải tỏa 123,2m2/192,3m2 đất (còn lại 69,1m2) mà ông được cụ Bé cho (có nhà máy xay xát lúa của ông), để làm khu công nghiệp Bình Long. Lúc đó, ông không có mặt tại nhà, nên cụ Bé đã kê khai và nhận toàn bộ tiền đền bù 147.106.200đồng. Việc đền bù tiền đối với nhà máy xay xát và 123,2m2 đất cho cụ Bé là sai đối tượng, nên ông yêu cầu chính quyền đền bù cho ông.

Tại Quyết định số 1037/QĐ-UB ngày 04-5-2004, Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú đã thu hồi 50.314.000đ mà cụ Bé đã nhận. Tại Quyết định 1073/QĐ-UB ngày 05-5-2004, UBND huyện Châu Phú đã bồi thường cho ông số tiền này (bồi thường tiền đất 123,2m2; bồi thường nhà máy xay xát) và hỗ trợ tiền di dời lắp đặt nhà máy là 5.000.000 đồng, tổng cộng 55.314.000 đồng; ông được mua 01 nền tái định cư. Nền đất tái định cư của cha ông, thì ông đã bán cho bà Che, giá  25.000.000đ; còn nền đất tái định cư của ông thì ông đã bán cho người khác.

Ngày 24/12/2003, ông chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Tấn phần đất Nhà nước không thu hồi nói trên (đo thực tế 69, lm2), giá óO.OOO.OOOđồng. Khi ông chuyển nhượng đất, thì cụ Bé còn sống (Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 6-8- 2007, BL 69, ông Hường khai: “Bản hồi năm 2003, cha còn. Tôi không hỏi ý kiến cha vì đây là đất của tôi, đã có QSDĐ hồi năm 2000”).

Khi Nhà nước giải tỏa 311,4m2 đất này, ông mới dời nhà của cụ Bé sang phần đất ông đã bán cho ông Tấn nói trên, để chờ Nhà nước bán nền tái định cư, rồi dọn về đó cất nhà. Nhưng khi được giao nền, thì anh em của ông ngăn cản không cho ông di dời nhà. Việc ông chuyển nhượng đất cho ông Tấn đã xong. Năm 2006, ông Tấn và bà Được đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tại “Bảng tự khai” ngày 16-6-2008, ông Hường có yêu cầu phản tố: yêu cầu chia thừa kế 12.000m2 đất nông nghiệp và 01 nền nhà tái định cư tại số 31 Lô 6 Khu tái định cư 1 Khu công nghiệp Bình Long, hiện do bà Che đang quản lý (BL 263). Đến ngày 15-10-2009, ông Hường rút lại 2 yêu cầu chia đất nông nghiệp và 01 nền đất tái định cư nói trên.

Nhà máy xay xát lúa gắn liền với đất, thì cụ Bé và anh em thống nhất cho ông, nên là tài sản của ông. Nay anh em yêu cầu cầu chia thừa kế, thì ông đồng ý chia căn nhà ngói mà ông Tài, ông Quý và bà Che đang quản lý và vật dụng trong nhà. Riêng phần đất ông đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Tấn 69, lm2, thì giao trả lại cho ông Tấn. Tại biên bản hòa giải ngày 17-11-2006, ông Hường yêu cầu giao nhà này cho ông để ông di dời đi nơi khác.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn Tấn và bà Nguyễn Thị Được trình bày:

Ngày 24-12-2003, ông Hường chuyển nhượng cho ông Tấn một nền đất, diện tích 69, lm2, bằng giấy tay (phần đất còn lại sau khi Nhà nước giải tỏa), giá 60.000.000đ. Việc chuyển nhượng sau đó hai bên đã hoàn tất thủ tục sang tên và ông bà đã được cấp GCNQSD đất vào năm 2006. Khi ông Tấn nhận chuyển nhượng đất này, cụ Bé có biết việc chuyển nhượng và không có ai tranh chấp đất với ông Hường.

Khi ông Tấn nhận chuyển nhượng đất, thì đất này đang bỏ trống. Khi cụ Bé phải di dời nhà (tại phần đất 311,4m2) để giao đất cho Nhà nước, thì gia đình ông Hường có trao đổi với ông Tấn cho di dời nhà của cụ Bé đến dựng tạm nhà trên phần đất này một thời gian, đến khi Nhà nước giao nền tái định cư thì trả lại đất cho ông Tấn. Do đó, ông Tấn mới cho di dời nhà qua nền đất của ông Tấn. Tuy nhiên, khi đã được cấp đất tái định cư, thì các con cụ Bé (ông Quý, ông Tài và bà Che) lại không chịu di dời nhà để trả lại đất cho ông bà.

Trước khi mua nền đất này, ông Tấn đã tìm hiểu và biết nguồn gốc đất này cụ Bé cho ông Hường; ông Hường đã được cấp GCNQSD đất.

Ông bà yêu cầu công nhận họp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Hường và ông Tấn và yêu cầu ông Hường, ông Tài, ông Quý và bà Che phải di dời nhà đê trả lại nền đất cho ông bà.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 18/2007/DSST ngày 06-02-2007, Tòa án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang quyết định:

Xử:

Bác yêu cầu ông Đàm Văn Quỷ- Đàm Văn Tài - Đàm Thị Che đòi hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có diện tích 69, ỉm2 nằm trong tờ bản đồ số 04, sổ thửa 351 tọa lạc tại xã Bình Long giữa ông Đàm Văn Hường- ông Nguyễn Văn Tấn (Ngọt).

Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Đàm Văn Hường- Nguyễn Văn Tấn có diện tích, số thửa bản đồ nêu trên.

Ông Đàm Văn Tài - bà Đàm Thị Che có nghĩa vụ liên đới tháo dỡ hoặc di dời căn nhà chỉnh cổ chiều ngang 5,5m, dài 11, 6m nhà sàn, nóng đá; nhà phụ cỏ chiều ngang 3,1m, dài 9,6m gắn liền hông nhà lớn cất trên diện tích 69, lm2, tờ bản đồ số 04, nhà tọa lạc tại xã Bình Long, để trả lại diện tích đất cho ông Đàm Văn Tấn.Tiếp tục tạm giao căn nhà chính, phụ vừa nêu cho bà Che- ông Tài quản lý.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 12/2/2007, ông Đàm Văn Hường kháng cáo yêu cầu được quản lý nhà để ở và nuôi sống gia đình.

Ngày 12-02-2007, bà Đàm Thị Che, ông Đàm Văn Quý và ông Đàm Văn Tài có đon kháng cáo.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 532/2007/DSPT ngày 28-9-2007, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định:

Chấp nhận kháng cáo của bà Che, ông Tài và ông Quý;

Hủy bản án dân sự sơ thẩm sỗ 18/2007/DSST ngày 06-02-2007 của Tòa án nhân dân huyện Châu Phú; Chuyển hồ sơ về Tòa án nhân dân huyện Châu Phú giải quyết lại vụ án.

Hoàn lại cho bà Đàm Thị Che 50.000đ tiền dự phí kháng cáo theo Phiếu thu sổ 035620 ngày 12-02-2007.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/2011/DS-ST ngày 18/01/2011, Tòa án nhăn dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang quyết định: Xử:

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các ông Đàm Văn Quý, ông Đàm Văn Tài và bà Đàm Thị Che đối với ông Đàm Văn Hường về yêu câu chia thừa kế.

- Xác định di sản thừa kế của cụ Đàm Văn Bé và cụ Nguyễn Thị Lành gồm: Môt căn nhà bằng gỗ lợp ngói và các đồ gia dụng trong gia đình gồm 01 tủ thờ, 01 tủ ly, 01 tủ phê, 01 tủ ảo, 01 tủ chén, 01 bàn hình chữ u và 06 ghế đay, 01 ly oàn, 01 giường ngủ (chõng), 01 bàn tròn và 10 ghế, 01 bàn dài có tông giá trị 68.286.000đ va 25.000.000đ.

Di sản của cụ Bé, cụ Lành được chia cho các thừa kế như sau:

-  Ông Đàm Văn Quý, ông Đàm Văn Tài và bà Đàm Thị Che được chia căn nhà gỗ, lợp ngói, có sàn trên cọc nóng đá ngang 5m, dài 11m tọa lạc tại ấp Bình Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

-  Ông Hường được chia 01 tủ thờ, 01 tủ ly, 01 tủ phê, 01 tủ ảo, 01 tủ chén, 01 bàn hình chữ u và 6 ghế đay, 01 ly oàn, 01 giường ngủ (chõng), 01 bàn tròn và 10 ghế, 01 bàn dài và số tiền 25.000.000đ do ông Hường đang quản lý.

Ông Hường có nghĩa vụ hoàn lại cho ông Quí, ông Tài và bà Che môi người 8.009.500đ.

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Tẩn và bà Nguyễn Thị Được.

Buộc ông Quí, ông Tài và bà Che tháo dỡ di dời căn nhà gỗ, lợp ngói có sàn trên cọc nóng đá cùng mái che khung gỗ lọp tôn, ngang 8,45m, dài 6,79m trả lại cho ông Tẩn, bà Được diện tích đất 69,1m2 tọa lạc tại ấp Bình Hưng, xã Long Bình, huyện Châu Phú thuộc thửa 351, tờ bản đồ sổ 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sỗ H00796dF ngày 07/7/2006 gồm các điểm từ 1 đến 4 bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Văn phòng đãng kỷ quyền sử dụng đất huyện Châu Phủ lập ngày 06/7/2010.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 26/01/2011, ông Quý, ông Tài và bà Che kháng cáo đối với bản án sơ thẩm.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 128/2011/DS-PT ngày 17/5/2011, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định:

Sửa bản án sơ thẩm về cách tuyên như sau:

- Công nhận cho ông Nguyễn Văn Tấn và bà Nguyễn Thị Được, được quyền sử dụng 69,1m2 đất, tọa lạc tại ấp Bình Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phủ thuộc thửa 351, tờ bản đồ sổ 4 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ H00796dF ngày 07/7/2006 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú.

- Các phần quyết định khác của bản án sơ thấm số 12/2011/DS-ST ngày 18/01/2011 của Tòa án nhân dân huyện Châu Phú được giữ nguyên.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.

Sau đó, ông Quý, ông Tài và bà Che có đơn đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại công văn số 291/CV-CTHA ngày 29-02-2012, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh An Giang kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nói trên.

Tại Quyết định số 126/2014/KN-DS ngày 22/4/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 128/2011/DS-PT ngày 17/5/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang; đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 12/2011/DS-ST ngày 18/01/2011 của Tòa án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 17/7/2014, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận,

XÉT THẤY

Cụ Đàm Văn Bé và vợ là cụ Nguyễn Thị Lành có 4 người con là: ông Đàm Văn Quý, ông Đàm Văn Tài, bà Đàm Thị Che và ông Đàm Văn Hường, về tài sản: Hai cụ có căn nhà gỗ trên 31 l,4m2 đất, một số động sản (đồ dùng) và 01 nhà máy xay xát lúa trên 192,3m2 đất, đều tọa lạc tại tổ 2, ấp Bình Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Ngày 13-11-1998 cụ Lành chết, không để lại di chúc.

Đối với diện tích đất 31 l,4m2: Năm 2003 Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất này làm Khu công nghiệp Bình Long. Cụ Bé đã nhận đủ tiền đền bù; cụ Bé được mua một nền đất tái định cư. Ngày 21/4/2005, ông Hường đã chuyển nhượng nền đất tái định cư này cho bà Che, giá 25.000.000 đồng (số tiền này ông Hường đang quản lý; các nguyên đơn xác định số tiền này là di sản thừa kế của cụ Bé).

Đối với nhà máy xay xát của trên phần đất 192,3m2:

Ông Hường cho rằng: năm 1999 cụ Bé đã cho ông (bằng miệng) nhà máy xay xát lúa gắn liền với 192,3m2đất; ông Hường đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 125,90m2 vào ngày 26-01-2000; còn lại 66,4m2 là đất hành lang kênh rạch và lộ giới không được cấp giấy chứng nhận.

Các nguyên đơn xác định: cụ Bé không cho ông Hường nhà máy xay xát lúa và diện tích đất này. Tại phiên tòa sơ thẩm (BL71), bà Che khai có nội dung: ông Hường làm lén giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại đơn ngày 5-5-2006, các nguyên đơn trình bày: Khoảng ngày 3-6-2005, UBND xã Bình Long mời các nguyên đơn hòa giải, thì mới biết ông Hường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Hường xuất trình “Đơn xin xác nhận” ngày 04/10/1999, có nội dung: cụ Bé cho ông Hường nhà máy xay lúa; ông Hường đề nghị chính quyền địa phương xác nhận để ông Hường hợp thức hóa đất nhà máy (Đơn này có chữ ký đề tên cụ Bé, ông Tài, ông Quý; có xác nhận của Ban nhân dân ấp ngày 05-11-1999 và chứng thực của chính quyền địa phương). Tuy nhiên, tại “Biên bản đối chất” ngày 27-6-2008, ông Tài và bà Che khai: “Nen nhà này chúng tôi khẳng định trước cha tỏi không cho mà do Hường tự giả mạo làm giấy. Còn nhà mảy và các đồ đạc trong nhà máy cha tôi không cho, mà chỉ bo sung trong hồ sơ cho Hường được đền bu”, BL295. Ông Tài và bà Che còn nêu rằng: việc ông Tài và bà Che ký vào Biên bản làm việc với Thanh tra huyện Châu Phú ngày 26-8-2003, có nội dung là cụ Bé cho ông Hường đất nhà máy và nhà máy, để ông Hường bổ sung hồ sơ để ông Hường được đền bù thêm; chứ cụ Bé chưa cho ông Hường nhà máy và đất.

Thực tế, Nhà nước chỉ thu hồi, giải tỏa 123,2m2/192,3mđất, còn lại 66,4m(đo thực tế 69,1m2). Phần đất Nhà nước thu hồi và nhà máy xay xát lúa bị giải tỏa thì Nhà nước đã đền bù; sau đó cụ Bé đã đồng ý cho ông Hường lĩnh tiền đền bù xong; do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không coi phần tiền đền bù này là di sản là phù hợp. Khi Nhà nước thu hồi lô đất thổ cư 311,4m(năm 2003), thì cụ Bé đã dỡ nhà tại đất này và chuyển về cất lại trên phần đất trống 66,4m2 nói trên. Cụ Bé tiếp tục ở đây. Năm 2004 cụ Bé chết, không để lại di chúc.

Về hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Hường và ông Tấn; việc cấp GCNQSD đất cho ông Tấn và bà Được:

Khi các bên có tranh chấp thì ông Hường xác định là đất này của ông Hường và ông đấ bán cho ông Nguyễn Văn Tấn từ ngày 24/12/2003. Xem xét “Tờ mua bán” ngày 24-12-2003 thì thấy: ông Đàm Văn Hường và bà Nguyễn Thị Lệ chuyển nhượng cho ông Tấn phần đất còn lại (Nhà nước không thu hồi), giá 60.000.000đồng. Giấy tờ mua bán này viết tay, không có công chứng hoặc chứng nhận của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Ngày 07-7-2006 ông Nguyễn Văn Tấn và bà Nguyễn Thị Được được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 69,1 m2.

Tuy nhiên, nội bộ gia đình ông Tài, ông Quý và bà Che đã có tranh chấp đất này từ năm 2005 và Ủy ban nhân dân xã Bình Long đã hòa giải (Biên bản hòa giải ngày 02-6-2005, BL 17; Biên bản hòa giải ngày 9-6-2005, BL 18), nhưng không thành. Vụ việc được UBND xã Bình Long chuyển cho Tòa án nhân dân huyện Châu Phú giải quyết theo thẩm quyền (Phiếu chuyển số 10/PC-UB ngày 17-8-2006). Trên đất này còn có ngôi nhà của vợ chồng cụ Lành, cụ Bé (cụ Bé ở nhà này đến khi chết năm 2004). Nhưng ông Tấn và bà Được vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 07-7-2006, là không đúng.

Do đó, cần làm rõ cụ Bé đã cho ông Hường phần đất này chưa. Làm rõ tính xác thực của “Đcm xin xác nhận” ngày 04/10/1999 nêu trên. Nếu cụ Bé và tất cả các thừa kế cho ông Hường đất này thì ông Hường mới có quyền chuyển nhượng. Nếu không có căn cứ xác định cụ Bé và các con cho ông Hường đất, thì giải quyết chia thừa kế và giải quyết hậu quả họp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Hường và ông Tấn vô hiệu theo quy định chung. Trường họp cụ Bé đã cho ông Hường đất, thì cụ Bé chỉ có quyền định đoạt phần tài sản của mình (vì đất là tài sản chung của cụ Lành và cụ Bé).

Tòa án cấp sơ thẩm buộc các nguyên đơn tháo dỡ nhà để trả lại 69,1m2 đất cho ông Tấn và bà Được; còn Tòa án cấp Tòa án cấp phúc thẩm công nhận ông Tấn và bà Được, được quyền sử dụng 69,1m2 đất nêu trên và buộc các nguyên đơn tháo dỡ ngôi nhà kể trên để giao lại đất cho ông Tấn và bà Được là không hợp lý.

Mặt khác, tại “Biên bản xác minh hiện trạng” ngày 17-11-2005, thể hiện: Đất có diện tích 69,1m2 thửa 351, tờ bản đồ số 4 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên diện tích đất có: nhà lớn khung gỗ, lợp ngói, sàn gỗ dầu, nóng đá, vách cây dầu, ngang 5,5m, dài 11,6m (nhà phủ thờ cũ); mái nhà cặp khung gỗ tạp, lọp tôn có chiều ngang 3,1m, dài 9,6m.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc các nguyên đơn di dời căn nhà bằng gỗ, lọp ngói có sàn trên cọc nóng đá cùng mái che khung gỗ lọp tôn, ngang 8,45m, dài 6,79m, để trả lại đất cho ông Tấn là không phù họp với thực tế, phá vỡ giá trị sử dụng căn nhà là di sản của cụ Bé, cụ Lành.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự,

QUYẾT ĐỊNH

- Chấp nhận Kháng nghị số 126/2014/KN-DS ngày 22 tháng 04 năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 128/2011/DS-PT ngày 17/5/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 12/2011/DS-ST ngày 18/01/2011 của Tòa án nhân dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang về vụ án “Tranh chấp chia thừa kế” giữa các nguyên đơn là ông Đàm Văn Tài, ông Đàm Văn Quí và bà Đàm Thị Che với bị đơn là ông Đàm Văn Hường; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn Tấn, bà Nguyễn Thị Được.

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 271/2014/DS-GĐT về vụ án tranh chấp chia thừa kế

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án