QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 480/2014/DS-GĐT NGÀY 27/11/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 27/11/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” giữa các bên đương sự là:

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1968;

Trú tại tổ 4, ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Bị đơn: Chị Dương Thị Lượm, sinh năm 1978;

Trú tại tổ 11, ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ông Bùi Viết Phú, sinh năm 1968;

Trú tại tổ 4, ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Anh Nguyễn Văn Luận, sinh năm 1970;

Trú tại tổ 11, ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

NHẬN THẤY

Theo đơn khởi kiện ngày 01-12-2010 và quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hương (ông Phú chồng bà Hương, là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ủy quyền cho bà Hương) trình bày:

Tổng diện tích đất vợ chồng bà nhận chuyển nhượng của bà Trần Thị Vân là 10739m2. Lần chuyển nhượng thứ nhất 4.600m2, đất đã có sổ đỏ, phần đất này không tranh chấp.

Lần nhận chuyển nhượng thứ 2 vào năm 2003, diện tích 6.139m2 với giá 60.000.000 đồng. Thời điểm sang nhượng đất bà Vân chưa có giấy chứng nhận QSD đất, hai bên chỉ lập giấy tay nhưng đã giao nhận tiền đầy đủ.

Năm 2010, sau khi bà Vân được cấp giấy chứng nhận QSD đất, bà và bà Vân đã làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận QSD đất, bà được cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng ngày 20-9-2010 (giấy thứ nhất thửa sổ 126, tờ bản đồ số 101, diện tích 3862m2, giấy thứ hai thửa số 370, tờ bản đồ số 10, diện tích 2277m2). Nhưng từ khi nhận chuyển nhượng đất của bà Vân đến nay, vợ chồng bà chưa được sử dụng đất do bị vợ chồng chị Lượm, anh Luận (con bà Vân) vẫn sử dụng. Bà đã yêu cầu chị Lượm, anh Luận di dời nhà về phần đất 400m2 bà Vân chia cho để giao trả lại đất cho bà nhưng chị Lượm, anh Luận không đồng ý.

Bà yêu cầu chị Lượm, anh Luận trả lại cho bà 6.139m2 tại tổ 11, ấp Hội Tân, xã Tân Hội, theo giấy chứng nhận QSD đất bà được cấp năm 2010.

Bị đơn là chị Dương Thị Lượm trình bày:

Chị là con nuôi của bà Vân, phần đất tranh chấp có nguồn gốc là của cha mẹ chị (ông Tiếp, bà Vân). Năm 1993 cha chị chết. Giữa chị với bà Vân xảy ra tranh chấp đất, ƯBND huyện và tỉnh đã giải quyết công nhận phần đất tranh chấp cho bà Vân; nhưng chị không nhận được Quyết định 2765 ngày 1-12-2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nên không biết để khiếu nại.

Đất của cha mẹ chị, nhưng cha chị chết chị lại không được thừa kế. Chị đã khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tại Tòa án huyện Tân Châu nhưng không thấy ai giải quyết. Phần đất chị được ƯBND giao có diện tích nhỏ (400m2), không đủ sinh sống và sản xuất nên chị đã cất nhà (năm 2001) trên phần đất đang tranh chấp. Chị đề nghị được mua lại phần đất tranh chấp theo giá bà Vân chuyển nhượng cho vợ chồng bà Hương, chị không đồng ý trả lại đất vì không có đất sản xuất.

Lời khai của bà Vân (người làm chứng): Bà với bà Hương trước đây là hàng xóm. Chị Lượm là con nuôi của bà. Chồng bà là ông Tiếp chết năm 1993.

Năm 2003, bà có sang nhượng cho bà Hương hơn 4.000m2 (phần đất này giữa bà Hương và chị Lượm không tranh chấp).

Đối với phần đất đang tranh chấp giữa bà Hương với chị Lượm: Trước đây, giữa bà và chị Lượm có xảy ra tranh chấp nhưng đã được UBND tỉnh giải quyết bằng quyết định số 2765 ngày 1-12-2008 công nhận cho bà 6.139m2 còn chị Lượm được 400m2. Đốn năm 2010, bà chuyển nhượng cho bà Hương 6.139mnêu trên. Khi sang nhượng hiện trạng đất chỉ có 13 cây điều trồng từ năm 1972. Bà yêu cầu chị Lượm di dời nhà về phần đất 400m2 được UBND tỉnh giao năm 2008 và trả đất cho bà Hương

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 13/2011/DS-ST ngày 10-3-2011 Tòa án nhân dân huyện Tân Châu quyết định:

Buộc chị Lượm, anh Luận di dời căn nhà gác tạm, cột vuông, diện tích 6mcùng 1 chân điện thắp sáng để trả lại 6.139m2 đất thuộc thửa 370, tờ bản đồ 100 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2010 (có tứ cận) cho vợ chồng bà Hương.

Ngoài ra, Tòa án cỏn tuyên về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 30-3-2011, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu có Quyết định kháng nghị số 03 với nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm buộc chị Lượm, anh Luận trả cho bà Hương phần đất 6.139m2 tại thửa 370, tờ bản đồ 100 là không đúng với thực tế, gây khó khăn cho thỉ hành án vì diện tích đất trên bao gồm 2 thửa đất là thửa 126 tờ bản đồ 101 diện tích 3.862m2 và thửa 370, tờ bản đồ 100 diện tích 2 277m2.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 199/2011/DS-PT ngàỵ 19/8/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm, cụ thể như sau:

Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Sửa bản án dân sự sơ thẩm

Buộc chị Dương Thị Lượm, anh Nguyễn Văn Luận có nghĩa vụ di dời căn nhà gác tạm, cột vuông, diện tích 06m2 cùng với 01 chăn điện thắp sáng, trả lại cho bà Nguyễn Thị Hương, ông Bùi Viết Phú 01 phần đất có diện tích 6.139m2, thuộc thửa đất sỗ 370, tờ bản đồ sổ 100, thửa 126, tờ bản đồ số 101 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ CH 45358 và so CH 45357 do Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu cấp cùng ngày 20/9/2010, đất tọa lạc tại tổ 11, ấp Hội Tân, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; có tứ cận:

Đông giáp đất ông Tha dài 40m.

Tây giáp đường ấp dài 21m.

Nam giáp đất chị Dương Thị Lượm, đất ông Tha dài 164m.

Bắc giáp đất bà Hương, đất ông Phát dài 172m.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Dương Thị Lượm có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị số 258/2014/KN-DS ngày 07 tháng 8 năm 2014 Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 199/2011/DSPT ngày 19/8/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh về vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hương với bị đơn là chị Dương Thị Lượm; Đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 13/2011/DS-ST ngày 10-3-2011 Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 27/11/2014, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Giám đốc thẩm chấp nhận Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, ý kiến của Kiểm sát viên và sau khi thảo luận,

XÉT THẤY

Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Hương thì vợ chồng bà nhận chuyển nhượng của bà Trần Thị Vân tổng diện tích đất 10.739m2. Lần thứ nhất nhận chuyển nhượng 4.600m2, bà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (diện tích đất này không tranh chấp); lần thứ hai vào năm 2003 bà nhận chuyển nhượng của bà Vân 6.139m2, với giá 60.000.000 đồng; thời điểm chuyển nhượng đất thì bà Vân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; năm 2010 bà Vân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bà và bà Vân đã làm xong thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho bà. Tuy nhiên, từ khi nhận chuyển nhượng 6.139m2 đất đến nay bà vẫn chưa được nhận đất vì vợ chồng chị Lượm (con bà Vân) vẫn sử dụng đất. Bà yêu cầu vợ chồng chị Lượm di dời nhà để trả đất cho bà.

Bị đơn là chị Dương Thị Lượm trình bày: Cha chị là ông Dương Văn Tiếp kết hôn với bà Trần Thị Vân, hai người không có con chung; chị là con riêng của ông Tiếp và là con nuôi của bà Vân, chị sống chung với cha mẹ là ông Tiếp, bà Vân từ nhỏ. Cha chị chết năm 1993, sau khi cha chết giữa chị và bà Vân có tranh chấp về phần đất là tài sản chung của cha mẹ. Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã giải quyết nhưng chỉ giao cho chị diện tích đất 400m2 không đủ cho vợ chồng chị sản xuất và sinh sống nên chị không đồng ý. Chị đã làm nhà và canh tác trên đất tranh chấp, đây là tài sản chung của cha mẹ chị, cha chị chết thì chị phải được hưởng thừa kế, nhưng mẹ chị là bà Vân lại chuyển nhượng toàn bộ đất cho bà Hương; chị không đồng ý di dời nhà trả đất cho bà Hương theo yêu cầu của bà Hương.

Theo các tài liệu trong hồ sơ thì thấy rằng: Năm 1972 cụ Trần Thị Với (mẹ bà Vân) được cấp khoảng 10.000m2 đất, vợ chồng bà Vân, ông Tiếp sống chung với cụ Với. Năm 1979 cụ Với chuyển về sinh sống tại tỉnh Bình Phước nên giao lại đất này cho vợ chồng bà Vân, ông Tiếp sử dụng. Năm 1993 ông Tiếp chết, lẽ ra chị Lượm phải được hưởng thừa kế một phần di sản của ông Tiếp. Tại Quyết định 2765/QĐ-UBND ngày 01/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh có nội dung quá trình chung sống giữa bà Vân và chị Lượm phát sinh mâu thuẫn nên bà Vân đã khởi kiện ra Tòa án về việc chị Lượm chiếm đất của bà Vân; vụ việc này đã được Tòa án nhân dân huyện Tân Châu xét xử sơ thẩm năm 2002 và Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm năm 2003. Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thì chị Lượm đã di dời nhà sang phần đất kế bên để cất nhà. Tại Quyết định 2765/QĐ-ƯBND ngày 01/12/2008 nêu trên còn xác định tổng diện tích đất của vợ chồng ông Tiếp, bà Vân là 10.339m2 và xác định chị Lượm có quyền hưởng một phần thừa kế của ông Tiếp nên quyết định công nhận cho chị Lượm 400m2 đất.

Như vậy là bà Vân đã chuyển nhượng cho bà Hương hơn 10.000m2 đất. Tòa án hai cấp chưa làm rõ diện tích đất hơn 10.000m2 đất trên có phải là tài sản chung của ông Tiếp, bà Vân không? nếu là tài sản chung của vợ chồng thì bà Vân không có quyền bán toàn bộ đất nêu trên và chị Lượm phải được hưởng một phần di sản của ông Tiếp để lại. Thực tế chị Lượm vẫn ở trên đất nhưng bà Vân vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Hương, do vậy cần thu thập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Vân và bà Hương có đúng quy định của pháp luật không.

Chị Lượm có lời khai chị có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của cha chị nhưng Tòa án hai cấp chưa xác minh rõ chị Lượm có khởi kiện không là thiếu sót. Trong trường họp chị Lượm có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế và thời hiệu chia thừa kế vẫn còn thì chị Lượm phải được hưởng một phần di sản thừa kế của ông Tiếp theo quy định của pháp luật. Trường họp thời hiệu chia thừa kế đã hết thì cần căn cứ thực tế chị Lượm vẫn trực tiếp canh tác và sử dụng đất từ khi ông Tiếp chết nên chị Lượm vẫn có quyền tiếp tục sử dụng đất. Ngoài ra, chị Lượm còn có lời khai chị không nhận được Quyết định 2765/QĐ-UBND ngày 01/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, do vậy cũng cần xác minh chị Lượm có được gửi Quyết định nêu trên không, nếu đã nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân thì chị có khiếu nại không thì mới đảm bảo quyền lợi của chị Lượm.

Trong quá trình giải quyết lại vụ án cần đưa bà Vân vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường họp họp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Vân và bà Hương không đúng quy đinh của pháp luật do bà Vân chuyển nhượng cả phần đất là di sản của ông Tiếp mà lẽ ra chị Lượm được hưởng thì cần phải tuyên họp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Vân với bà Hương vô hiệu một phần và giải quyết hậu quả của họp đồng vô hiệu trong cùng một vụ án thì mới đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự,

QUYẾT ĐỊNH

-  Chấp nhận quyết định kháng nghị số 258/2014/KN-DS ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

-  Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 199/2011/DS-PT ngày 19/8/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 13/2011/DS-ST ngày 10/3/2011 của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh về vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hương với bị đơn là chị Dương Thị Lượm.

 

Tên bản án

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 480/2014/DS-GĐT NGÀY 27/11/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án