QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 60/2014/DS-GĐT NGÀY 25/02/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CHUNG, KIỆN ĐÒI TÀI SẢN

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên toà ngày 25/02/2014 tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp tài sản thuộc sở hữu chung, kiện đòi tài sản” giữa:

* Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chúc, sinh năm 1965; cư trú tại số 12A/11 Triệu Việt Vương, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

* Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Mau, sinh năm 1956; cư trú tại số 49/31 Phạm Hồng Thái, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Cụ Trần Thị Luật (mẹ đẻ của nguyên đơn, bị đơn), sinh năm 1918; cư trú tại số 12A/11 Triệu Việt Vương, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;

2. Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, sinh năm 1952;

3. Ông Nguyễn Văn Tới, sinh năm 1953;

4. Bà Nguyễn Thị Chạy, sinh năm 1954;

5. Bà Nguyễn Thị Sinh (vợ ông Mau), sinh năm 1965;

6. Anh Nguyễn Khánh Chi (con trai ông Mau), sinh năm 1986;

Cùng cư trú tại số 49/31 Phạm Hồng Thái, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Theo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 124/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 07/11/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án dân sự phúc thẩm số 03/2013/DS-PT ngày 14/01/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

NHẬN THẤY

Theo đơn khởi kiện đề ngày 16/8/2011 và quá trình tố tụng nguyên đơn bà Nguyễn Thị Chúc trình bày: Hai cụ Nguyễn Văn Bền và Trần Thị Luật có 05 người con (bà Nguyễn Thị Chạy, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Nguyền Văn Tới, Nguyễn Văn Mau, Nguyễn Thị Chúc). Trước khi hy sinh (năm 1973), cụ Ben có cho bà Chúc 01 lượng vàng. Năm 1977, bà Chúc góp 01 lượng vàng cho mẹ là cụ Luật nhận chuyển nhượng 01 lô đất, diện tích hơn 2.000m2 trên có một căn nhà cấp 4 diện tích 64m2 tại 49/31 Phạm Hồng Thái, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng của cụ Đường với giá là 2.800đ (giá vàng khi đó 1.500đ/ lượng). Việc chuyển nhượng này do ông Tới (anh cả) đứng ra giao dịch thay cho mẹ. Sau khi chuyển nhượng, cả gia đình cùng sinh sống trên diện tích đất này, đến năm 1991 bà Chúc mới chuyển ra ngoài sinh sống vì mâu thuẫn với ông Mau. Năm 1993 cụ Luật cắt 600m2 đất cho bà Chạy và cắt tiếp 308m2 cho ông Tới vào năm 2005 (đến nay bà Chạy và ông tới đã chuyển nhượng cho người khác), diện tích còn lại 907,17m2 đất nông nghiệp và 300m2 đất xây dựng (trên đất này có 01 căn nhà gỗ dược cất từ trước và 01 căn nhà do UBND xã xây dựng cho cụ Luật); ông Mau là người đang quản lý, sử dụng phần nhà đất còn lại này. Bà Chúc cho rằng phần đất còn lại (đất nông nghiệp và đất xây dựng) là tiền của bà bỏ ra mua, việc anh em trong gia đình họp và phân chia diện tích đất này năm 2005 bà không được biết. Nay, bà yêu cầu ông Mau trả lại toàn bộ nhà và diện tích đất ở hiện đang quản lý. Bà Chúc không yêu cầu đối với phần đất nông nghiệp mà Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng cho ông Mau.

- Bị đơn ông Nguyễn Văn Mau trình bày: Ông Mau xác nhận cụ Luật nhận chuyển nhượng toàn bộ nhà và diện tích đất như nguyên đơn trình bày. Khi mua, bà Chúc có góp 01 lượng vàng, còn lại là tiền của ông Mau. Sau khi cụ Luật cắt đất cho ông Tới, bà Chúc và bà Chạy, ngày 27/10/2005 cụ Luật và các thành viên trong gia đình đã ký xác nhận cho ông 907,17m2 đất nông nghiệp (ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phần đất này). Phần diện tích 365,09m2 đất còn lại là đất xây dựng trên có 01 căn nhà cũ (cụ Luật là người đứng tên sở hữu chủ căn nhà này); 01 căn nhà do vợ chồng ông làm thêm và 01 căn nhà tình nghĩa do chùa Thiên Vương cổ sát đứng ra xây cất cho vợ và con Liệt sỹ (cụ Bền là liệt sỹ). ông Mau cho rằng trước đây bà Chúc đã được chia đất nhưng sau đó bà Chúc đã cho bà Chạy, nên ông không chấp nhận yêu cầu của bà Chúc.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan :

- Cụ Luật xác nhận như bà Chúc trình bày. Phần diện tích đất còn lại vẫn đứng tên cụ Luật nhưng ông Mau đang quản lý và sử dụng. Cụ Luật đề nghị giao diện tích đất này cho bà Chúc vì đây là phần đất bà Chúc đã góp tiền để mua.

- Ông Tới, bà Chạy, bà Dung (anh chị em của bà Chúc và ông Mau) đều có lời trình bày và ý kiến như của nguyên đơn.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 23/DSST ngày 23/4/2012, Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện “Tranh chấp tài sản thuộc sở hữu chung- Kiện đòi tài sản’’ của nguyên đơn bà Nguyên Thị Chúc. Buộc ông Nguyễn Văn Mau, bà Nguyễn Thi Sinh, anh Nguyễn Khánh Chi có trách nhiệm trả lại cho bà Nguyễn Thị Chúc 01 căn nhà tạm diện tích 35,7m2; 01 căn nhà cấp 4 có diện tích 61,1m2 và 365,09 m2 tại 49/31 Phạm Hồng Thái, phường 10, thành phố Đà Lạt. (Theo họa đồ trích đo hiện trạng sử dụng đất ngày 12/11/2010 của Trung tâm tích hợp thông tin địa lý và đăng ký quyển sử dụng đất thành phố Đà Lạt, thì ở vị trí 02). Bà Nguyễn Thị Chúc phải thanh toán cho ông Mau và bà Sinh 48.000.000 đồng. Bà Chúc có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với diện tích 61, lm2 nhà và 365,09m2 đất nói trên.

Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự.

Ngày 26/4/2012, ông Mau và bà Sinh kháng cáo toàn bộ bản án.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 03/2013/DSPT ngày 14/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyên Văn Mau, bà Nguyên Thị Sinh. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 23/2012/DSST ngày 23/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt vê việc “Tranh chấp tài sản thuộc sở hữu chung và kiện đòi tài sản” giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Chúc và bị đơn ông Nguyễn Văn Mau.

Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn quyết định về án phí dân sự phúc thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Mau có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại quyết định số 124/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 07/11/2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 03/2013/DSPT ngày 14/01/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Đề nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 23/2012/DSST ngày 23/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm theo qui định của pháp luật. Tạm đình chỉ thi hành bản án dân sự phúc thẩm nêu trên cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên quan điểm kháng nghị và đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị nêu trên.

XÉT THẤY

Cụ Nguyễn Văn Bền (Liệt sỹ) và cụ Trần Thị Luật có 05 người con là bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, ông Nguyễn Văn Tới, bà Nguyễn Thị Chạy, ông Nguyễn Văn Mau và bà Nguyễn Thị Chúc. Ngày 21/8/1977, cụ Luật nhận chuyển nhượng của cụ Nguyễn Văn Đường 01 căn nhà tôn vách ván và 2000m2 đất tại số 49/31 Phạm Hồng Thái, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng với giá 2.800 đồng. “Giấy nhượng nhà và sang công khai phá” do ông Nguyễn Văn Tới đại diện bên mua ký tên (BL 13). Năm 1991, ông Tới làm đơn trả lại quyền sở hữu nhà cho cụ Luật và ngày 07/12/1991 cụ Luật được Sở Xây dụng tỉnh Lâm Đồng cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cửa” số 8553/NĐ/XD đối với nhà cấp 4, hạng 4 mái tôn; tổng diện tích 64m2; sử dụng chính 40m2 tại số 49/31 đường Phạm Hồng Thái phường 10 thành phố Đà Lạt (BL 39). Năm 1993, cụ Luật cho bà Chạy sử dụng 681,8m2 đất, cho ông Tới 308,3m2 và cho ông Mau 907,17m2 đất vào năm 2005 (bà Chạy, ông Tới và ông Mau đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), số còn lại 365,09m2 đất (trong đó có 300m2 đất xây dụng) vẫn đúng tên cụ Luật và hiện nay gia đình ông Mau cùng sử dụng làm nơi sinh sống (BL 34, 88, 203).

Quá trình tố tụng, các đương sự đều thừa nhận năm 1977, khi ông Nguyễn Văn Tói đứng tên mua nhà đất tại 49/31 Phạm Hồng Thái, thành phố Đà Lạt, thì bà Nguyễn Thị Chúc có góp tiền (01 lượng vàng), nhưng chưa được chia cho một phần nhà đất nói trên để sử dụng. Việc ông Mau cho rằng bà Chúc đã được cụ Luật cho đất là không có cơ sở vì cụ Luật chỉ cho ông Tới, bà Chạy và ông Mau đất theo các Họp đồng chuyển nhượng đất được chính quyền địa phương xác nhận và họ đều đã được cấp Giấy chúng nhận quyền sử dụng đối với diện tích đất đã cho. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định bà Chúc có quyền đối với nhà, đất nêu trên, là có căn cứ.

Thực tế trên diện tích đất tranh chấp có 03 căn nhà (01 nhà cấp 4 mái tôn của cụ Luật; 01 nhà do ông Mau xây dụng; 01 căn nhà tình nghĩa do Chùa Thiên Vương Cổ Sát thành phố Đà Lạt xây dựng trao tặng cho cụ Luật là vợ liệt sỹ, ông Mau là con liệt sỹ và anh Chi thương binh 4/4 là cháu nội liệt sỹ), tuy nhiên khi giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét thực chất quyền sở hữu căn nhà tình nghĩa là của ai, nhũng người đang sống tại căn nhà này là ông Mau và anh Chi có còn nơi ở nào khác không?, trách nhiệm liên đới của cụ Luật trong việc giao nhà đất cho bà Chúc là chưa đảm bảo quyền lợi họp pháp của các đương sự, cũng như chưa giải quyết toàn diện và triệt để vụ án.

Mặt khác, một số lời khai và tại phiên tòa sơ thẩm bà Chúc trình bày diện tích đất tranh chấp và “Giấy chúng nhận quyền sở hũư nhà cửa” ngày 07/12/1991 đang thế chấp cho bà Vũ Thị Minh Tâm để vay 100 triệu đồng, nhung Tòa án không đưa bà Tâm vào tham gia là vi phạm tố tụng.

Bởi các lẽ trên;

Căn cứ khoản 2 Điều 291; khoản 3 Điều 297; Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 124/QĐ-KNG ĐT-V5 ngày 07/11/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 03/2013/DS-PT ngày 14/01/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng, hủy bản án dân sự sơ thẩm số 23/2012/DS-ST ngày 23/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về vụ án “Tranh châp tài sản thuộc sở hữu chung-kiện đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Chúc với bị đơn là ông Nguyễn Văn Mau và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

 

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 60/2014/DS-GĐT ngày 25/02/2014 về vụ án tranh chấp tài sản thuộc sở hữu chung, kiện đòi tài sản

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English