QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 67/2014/DS-GĐT NGÀY 28/02/2014 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ

TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Họp phiên tòa ngày 28/02/2014 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao để xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế” giữa các đưong sự:

Nguyên đơn:

1. Bà Ngô Thị Bảy, sinh năm 1945; trú tại ấp Thuận Tây, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An;

2. Ông Ngô Văn Bưởi, sinh năm 1932;

3. Ông Ngô Văn Chanh, sinh năm 1935;

Cùng trú tại ấp Phước Lý, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Bị đơn: Bà Ngô Thị Tám, sinh năm 1949; trú tại ấp Phước Lý, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Chị Đỗ Kim Minh, sinh năm 1980;

2. Chị Thạch Thị Hồng, sinh năm 1969;

3. Anh Lê Thanh Hùng, sinh năm 1974;

4. Ông Lê Văn Cật, sinh năm 1941 (chồng bà Tám);

5. Chị Phan Thị Hương, sinh năm 1969;

6. Anh Lê Văn Lực, sinh năm 1971;

7. Anh Lê Văn Túy, sinh năm 1978;

8. Anh Lê Ái Quốc, sinh năm 196%;

Cùng trú tại ấp Thuận Tây, xã Thuận Thành, huyện cần Giuộc, tỉnh Long An.

Theo Quyết định kháng nghị số 307/2013/KN-DS ngày 29/7/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 270/2010/DSPT ngày 24/9/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.

NHẬN THẤY

Tại Đơn khởi kiện ngày 13/3/2006 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là ông Ngô Văn Bưởi, bà Ngô Thị Bảy và ông Ngô Văn Chanh trình bày:

Cha mẹ các ông bà là cụ Ngô Văn Quýt (chết năm 1978) và cụ Hồ Thị Hiền (chết năm 2002) sinh được 4 người con là ông Ngô Văn Bưởi, ông Ngô Văn Chanh, bà Ngô Thị Bảy và bà Ngô Thị Tám.

Khi còn sống, cụ Quýt, cụ Hiền tạo lập được tài sản là đất đai, nhà cửa và một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Sau giải phóng, hai cụ chia cho ông Bưởi, ông Chanh mỗi người khoảng 3000 đến 4000m2 đất (ông Bưởi, ông Chanh đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với các phần đất này). Đen khi hai cụ đều qua đời thỉ phần đất còn lại có diện tích 6.732m2 (đo thực tế 6.657m2 gồm cả đất thổ cư và đất lúa) do cụ Hiền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày 27/02/1997.

Trước đây, trên thửa 1446 (đất thổ cư) cụ Hiền cất 01 quán phía trước, còn phía sau là nhà bà Ngô Thị Tám. Sau này, anh Lê Ái Quốc (con bà Tám) đã dỡ quán và xây nhà tường làm nhiều lần và ở cho đến nay. Phần đất phía trong (thửa 107) có căn nhà thờ của cụ Quýt, cụ Hiền; nhà thờ bị hư hỏng nên anh Lê Văn Lực (con bà Tám) dỡ bỏ cất lại nhà khác. Tài sản trong nhà gồm 02 bộ ván gõ thì anh Lực giữ một bộ, anh Quốc giữ 1 bộ; ngoài ra, còn một ghế bàn dài màu trăng mặt đá do anh Quốc giữ, 06 chiếc ghế đai anh Quốc giữ 5 cái, ông Bưởi giữ 1 cái, 01 ghế bàn tròn mặt đá màu đỏ và 01 ghế thờ do anh Lực giữ. Ngoài ra, còn 02 thửa đất ruộng do bà Tám và anh Quốc canh tác từ khi cụ Hiền còn sống cho đến nay.

Bà Ngô Thị Bảy trình bày bổ sung: bà Ngô Thị Tám (có chồng là ông Lê Văn Cật) được cụ Quýt, cụ Hiền cho xây nhà kiên cố trên đất từ lâu (thửa số 1446 diện tích 447m2), sau này anh Quốc (con bà Tám) mới xây cất nới rộng thêm. Riêng phần đất ruộng cũng do bà Tám cùng các con canh tác. Bà theo chồng về xã Thuận Thành, nhưng hai cụ vẫn nói mặc dù ruộng do bà Tám canh tảc nhưng sau này bà Tám cũng phải chia cho bà một phần. Khi cha mẹ qua đời, bà về yêu cầu được chia đất nhưng bà Tám không cho, nên bà đã khởi kiện từ năm 2005.

Ông Ngô Văn Bưởi xác định ngày 18/3/1999, cụ Hiền lập di chúc giao toàn bộ tài sản, nhà cửa, ruộng đất cho ông thừa hưởng, nhưng ông tự nguyện không yêu cầu xem xét chia thừa kế theo di chúc nêu trên.

Nay các ông, bà đề nghị chia thừa kế theo pháp luật cho mỗi kỷ phần bằng nhau để các ông, bà được hưởng phần di sản do cha mẹ để lại. Bị đơn bà Ngô Thị Tám và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lê Văn Cật (chồng bà Tám) đều ủy quyền cho con ruột là anh Lê Ái Quốc trình bày:

Anh nhất trí với trình bày của nguyên đơn về quan hệ huyết thống, thời điểm qua đời và tài sản (đất đai, nhà cửa và tài sản trong nhà) mà cụ Ngô Văn Quýt, cụ Hồ Thị Hiền để lại. Khoảng năm 1978-1979, cha mẹ anh đã xây nhà kiên cố trên thửa đất thổ số 1446, sau đó còn sửa chữa tu bổ thêm nhà sau nhưng cụ Quýt, cụ Hiền cũng như ông Bưởi, ông Chanh và bà Bảy không ai có ý kiến, vì các cụ đã xác định là cho hết ruộng đất nhà cửa và tài sản trong nhà cho cha mẹ anh. Thực tế, cụ Hiền đã ủy quyền cho anh được hưởng toàn bộ tài sản và ruộng đất theo giấy ủy quyền có xác nhận của chính quyền địa phương ngày 13/01/1988.

Từ trước đến nay, anh và cha mẹ anh trực tiếp quản lý, sử dụng phần đất ruộng; đối với hai thửa đất thổ thì thửa đất số 1446 trên có nhà của cha mẹ anh và anh cùng ở chung, và một phần thửa đất này có nhà của anh Lê Văn Túy (em ruột anh). Giữa 02 nhà có để lối đi ra thửa đấu phía sau (thửa 107).

Nay ông Bưởi, ông Chanh, bà Bảy yêu càu chia thừa kế thì anh và mẹ là bà Tám không nhất trí. Anh yêu cầu được thừa hưởng tài sản theo di chúc (tức giấy ủy quyền) và được sử dụng chung với cha mẹ phần đất đất 6.732m2 (đo thực tế là 6.657m2) và các tài sản anh đang quản lý. Anh tự nguyện chia cho anh Túy phần đất anh Túy đã cất nhà là 13 lm2 vì khi cụ Hiền còn sống đã chia cho anh Túy phần đất này. về phía anh Lê Thanh Hùng (em ruột anh) đòi sử dụng diện tích 156m2 thì anh không đồng ý, vì anh Hùng đã được cụ Hiền cho đất. Còn đối với anh Lê Văn Lực (em ruột anh) thì anh chỉ đồng ý cho 200m2 phần đất mà anh Lực đang quản lý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

-  Anh Lê Thanh Hùng trình bày: Ngày 20/4/1988, cụ Hiền viết giấy tay cho anh một phần đất phía sau nhà (đo thực tế là 156m2), nhưng anh chưa sử dụng và cho anh Lực tạm quản lý, nay anh đề nghị được sử dụng diện tích đất này.

-  Anh Lê Văn Túy trình bày: Vào năm 1981-1982, cụ Hiền nói miệng cho anh phần đất để anh xây nhà, chiều ngang 5 đến 6m, chiều dài 34m, sau đó anh đã xây nhà tạm. Năm 2002, anh cất căn nhà hiện nay anh đang ở. Phần đất anh đang sử dụng có diện tích 13 lm2, anh đề nghị được sử dụng diện tích đất này.

Anh Lê Văn Lực trình bày: anh nhất trí với lời khai của ông Bưởi, anh đề nghị được sử dụng một phần diện tích đất của thủa 107 vì trên đất có căn nhà của anh.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2009/DSST ngày 05/11/2009, Tòa án nhân dân huyện cần Giuộc, tỉnh Long An quyết định:

Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật của các nguyên đơn.

+ Về đất lúa:- Chia cho bà Bảy, ông Chanh, ông Bưởi mỗi người diện tích đất 1.249.5m2 đất lúa của thửa 643.

Vị trí kế tiếp của thửa đất nêu trên chia tiếp cho bà Tám còn lại 965,5m2 của thủa 643 và diện tích 284m của thửa 636.

+ Về đất thổ:

- Thửa 107 chia cho bà Bảy, ông Bưởi, ông Chanh mỗi người 231,36m2. Còn lại diện tích 517,9m2 giao cho vợ chồng bà Tám, ông Cật và anh Quôc.

- Thửa sổ 1446 diện tích 447m2 trừ đi 48m2 để làm lối đi vào thửa 107 diện tích còn lại là 399m2 chia cho bà Tám, anh Quốc.

-Trên thủa đất sổ 107 có căn nhà của vợ chồng anh Lực, chị Hồng, buộc vợ chồng anh Lực, chị Hồng tháo dỡ để giao đất cho các thừa kê.

-Trên phần đất thổ thửa 1446 có nhà của vợ chồng anh Túy, chị Minh sử dụng diện tích 13ỉm2: ghi nhận sự tự nguyện của anh Quốc đại diện cho bà Tám cho vợ chổng anh Túy.

-Ghi nhận sự tự nguyện của anh Quốc đại diện cho bà Tám cho vợ chồng anh Lực 200m2 đất thửa 107 (liền kề phần đất đã chia cho bà Bảy).

- Bác yêu cầu của anh Hùng đòi chia 156m2 đất.

-Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự giao cho anh Lực sở hữu 1 bộ ván gõ; 1 ghế bàn tròn màu đỏ anh Lực đang quản lý.

Giao cho anh Quốc, bà Tám sở hữu 1 bộ ván gỗ, một ghế bàn dài màu trang mặt đá và 5 ghế đai; các tài sản này anh Quôc đang quản lý.

- Giao cho ông Bưởi sở hữu một ghế đai ông Bưởi đang quản lý.

- Bà Tám có trách nhiệm liên đới hoàn lại kỷ phần chênh lệch tài sản cho ông Bưởi số tiền là 1.325.000đ và ông Chanh, bà Bảy mỗi người là 1.475.000đ.

- Giao cho bà Tám một ghế thờ; ghế do anh Lực đang quản lý.

Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí đo đạc và quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 16/11/1009, bị đơn bà Ngô Thị Tám và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Lê Ái Quốc kháng cáo không đồng ý chia thừa kế, vì trước đây các cụ đã cho ông Bưởi, ông Chanh đất.

Ngày 17/11/2009, các nguyên đơn bà Ngô Thị Bảy, ông Ngô Văn Chanh và ông Ngô Văn Bưởi kháng cáo đề nghị phần đất thổ chia đều cho 4 người con.

Ngày 18/11/2009, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Lê Văn Túy kháng cáo không đồng ý dỡ nhà và trả đất.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 270/2010/DSPT ngày 24/9/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Long An quyết định: Sửa Bản án sơ thẩm.

Không chấp nhận kháng cáo của bà Tám, anh Quốc và anh Túy.

Chấp nhận kháng cảo của bà Bảy, ông Bưởi và ông Chanh chia di sản thừa kế theo pháp luật,

- Về đất lúa:

Chia cho ông Bưởi, ỏng Chanh và bà Bảy mỗi người diện tích 1.249,5m2 đất của thửa 643 (cỏ tứ cận).

Còn lại diện tích 965,5m2 của thửa 643 và diện tích 248m2 của thửa 636 giao cho bà Tám.

- Về đất thổ chia cho mỗi kỷ phần như sau:

Bà Tám được hưởng toàn bộ thửa 1446, sau khi trừ loi đi chung 48m2, diện tích còn lại 394m2 và có nghĩa vụ hoàn trả chênh lệch cho các nguyên đon là 144.450.000d (bà Bảy là 58.150.000đ, ông Chanh là 56.150.000đ và ông Bưởi là 30.150.000d).

Diện tích thửa 1446 có lối đi chung vào thửa 107 (có bản vẽ chi tiết ngày 17/7/2008).

Trên thửa 1446 có nhà của anh Túy diện tích 131m2, bà Tám đồng ý cho anh Túy ở nên không xem xét.

- Công nhận sự tự nguyện của các đồng thừa kế cho anh Lực diện tích đất 236m2 thuộc thửa 107.

Chia cho bà Bảy một phần của thửa 107 diện tích là 304m2 và được nhận tiền chênh lệch do bà Tám trả là 58.150.000đ.

Chia cho ông Chanh được hưởng diện tích 308m'2 đất tại thửa 107 và được nhận tiền chênh lệch do bà Tám trả là 56.150.000d.

Chìa cho ông Bưởi 360m2 phần còn lại của thửa 107 và được nhận tiền chênh lệch do bà Tám trả là 30.150.000đ.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí, chi phí thẩm định và định giá tài sản.

Ngày 03/12/2012, bà Ngô Thị Tám và anh Lê Ái Quốc có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Ngày 22/8/2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Công văn số 2581/VKSTC-V5 trả lời đơn khiếu nại của bà Ngô Thị Tám và anh Lê Ái Quốc với nội dung:

Diện tích đất 6.732m2 tọa lạc tại ấp Phước Lý, xã Phước Lý, huyện cần Giuộc, tỉnh Long An có nguồn gốc của cụ Ngô Văn Quýt (chết năm 1978) cụ Hồ Thị Hiền (chết năm 2002). Diện tích đất trên do cụ Hiền đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27/2/1997, theo quy định của pháp luật thì Ofthời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế yêu cầu chia tài sản của cụ Quýt đã hết, nên toàn bộ diện tích đất trên là của cụ Hiền. Do vậy, về diện tích đất nông nghiệp, Tòa án cấp phúc thẩm chia đều cho các thừa kế 4.998m2 : 4 = 1.249,5m2; về đất thổ, thửa 107 căn cứ vào các đồng thừa kế thống nhất chia cho ông Lực 236m2, chia ông Chanh 308m2, chia bà Bảy 304m2, chia cho bà Tám thửa 1466 là 394m2 là có căn cứ. Ông, bà khiếu nại cho rằng Tòa án cấp phúc thấm không xem xét công sức duy trì, trông nom tài sản, nhưng thực tế gia đình ông, bà được chia 630m2/1,602m2 tương đương 2 kỷ phần là đảm bảo quyền của ông, bà.

Ngày 22/11/2012, ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có Công văn số 999 chuyển đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm của bà Ngô Thị Tám.

Tại Quyết định số 307/2013/KN-DS ngày 29/7/2012, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 270/2010/DS-PT ngày 24/9/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An. Đồ nghị Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án dân sự phúc thấm của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và hủy Bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện cần Giuộc, tỉnh Long An; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện cần Giuộc, tỉnh Long An xét xử sơ thấm lại theo đúng quy định của pháp luật với nhận định:

Vợ chồng cụ Ngô Văn Quýt (chết năm 1978), cụ Hồ Thị Hiền (chết năm 2002) có 04 con chung là ông Ngô Văn Bưởi, ông Ngô Văn Chanh, bà Ngô Thị Bảy và bà Ngô Thị Tám. Hai cụ tạo lập được khối tài sản là căn nhà thờ (nay đã hư hỏng và anh Lê Văn Lực con bà Tám đã dỡ bỏ) trên đất thổ và đất lúa tổng diện tích là 6.732m2 (đo thực tế là 6.657m2); trong đó có hai thửa đất thổ tổng diện tích là 1.659m2; hai thửa đất lúa có tổng diện tích là 4.998m2. Cụ Quýt chết không để lại di chúc. Sau khi cụ Quýt chết, toàn bộ các diện tích đất nêu trên do cụ Hiền và vợ chồng bà Tám, ông Lê Văn Cật quản lý, sử dụng. Ngày 12/3/1987, cụ Hiền lập “Giấy ủy quyền” cho anh Lê Ái Quốc (con bà Tám) 5 công ruộng, nhà đất và một số vật dụng sinh hoạt, cụ Hiền đánh dấu “+” ở mục “người nhượng” và phía dưới là ủy ban nhân dân xã Phước Lý xác nhận ngày 13/01/1988 và chỉ xác nhận là cụ Hiêng ủy quyền cho cháu tài sản nêu trên, thủ tục xác nhận của chính quyền không đúng quy định, nên giấy ủy quyền trên chưa có cơ sở xác định là đúng ý chí của cụ Hiền. Sau đó, năm 1997 cụ Hiền vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ diện tích 6.732m2. Ngày 18/3/1999. Cụ Hiền lại lập “Tờ di chúc ủy quyền” giao toàn bộ nhà đất và các vật dụng sinh hoạt cho ông Bưởi quản lý sử dụng để lo cúng giỗ tổ tiên khi cụ Hiền qua đời; di chúc có xác nhận của úy ban nhân dân xã Phước Lý cùng ngày và nội dung xác nhận là cụ Hiền có đến Uỷ ban xã lăn tay vào di chúc. Như vậy, di chúc do ông Bưởi xuất trình là họp pháp về hình thức. Tuy nhiên, nay ông Bưởi không yêu cầu thực hiện chia theo di chúc mà đề nghị chia thừa kế theo pháp luật.

về đất nông nghiệp: Cụ Quýt chết năm 1978, trước khi chết cụ Quýt chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất do cụ Hiền quản lý sử dụng và

6đến năm 1997 cụ Hiền được cấp giấy chứng nhận, nên xác định đất nông nghiệp là di sản của cụ Hiền như Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác đinh là đúng.

về đất thổ cư: Khi cụ Quýt chết vẫn còn nhà trên thửa đất thổ cư nên nhà, đất thổ cư là tài sản chung của hai cụ để lại như Tòa án cấp sơ thẩm xác định là đứng. Tòa án cấp phúc thẩm xác định nhà trên đất thổ cư chỉ là di sản của cụ Hiền là không đúng.

Thời điểm cụ Quýt chết được xác định là giao dịch nhà ở trước ngày 01/7/1991, theo quy định thì đến ngày 10/3/2003 là hết thời hiệu chia thừa kế di sản của cụ Quýt, nhưng đến năm 2006 các nguyên đơn mới khởi kiện thì đối với phần di sản của cụ Quýt đã hết thời hiệu chia thừa kế. Bà Tám là người quản lý di sản cùng cụ Hiền và sau khi cụ Hiện chết bà Tám tiếp tục quản lý di sản của hai cụ, nên phần di sản của cụ Quýt tạm giao cho bà Tám quản lý như Tòa án cấp sơ thấm quyết định là phù hơp. Tòa án cấp phúc thẩm chia thừa kế theo pháp luật toàn bộ di sản của hai cụ cho các thừa kế là không đúng.

Khi cụ Hiền còn sống, cụ Hiền cho bà Tám xây nhà ở trên thửa 1446, nên phải coi là cụ Hiền đã cho bà Tám phần đất có khuôn viên nhà nhưng Tòa án cấp sơ thấm và phúc thẩm đều xác định toàn bộ đất thổ là di sản của hai cụ và không trừ cho bà Tám phần diện tích đã làm nhà là không đảm bảo quyền lợi của bà Tám.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định vợ chồng cụ Ngô Văn Quýt, cụ Hồ Thị Hiền có 04 con chung là ông Ngô Văn Bưởi, ông Ngô Văn Chanh, bà Ngô Thị Bảy và bà Ngô Thị Tám. Cụ Quýt chết năm 1978, cụ Hiền chết năm 2002. Sau khi các cụ lần lượt qua đời, khối tài sản mà các cụ để lại gồm quyền sử dụng 6.732m2 đất (gồm đất thổ cư và đất lúa, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Hiền vào ngày 27/02/1997) và một số tài sản (ván, ghế, bàn...) có ữong căn nhà thờ mà các cụ đã cất từ trước (do hư hỏng, căn nhà thờ này đã bị anh Lê Văn Lực con của bà Tám tháo dỡ cất lại nhà khác). Hiện nay, bà Ngô Thị Tám (có chồng là Lê Văn Cật) và các con là anh Lê Ái Quốc, Lê Vãn Lực, Lê Thanh Hừng, Lê Văn Túy đang quản lý, sử dụng khối tài sản nêu ừên.

Quá trinh tố tụng, các nguyên đơn là ông Ngô Văn Bưởi, ông Ngô Văn Chanh và bà Ngô Thị Bảy yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật phần tài sản là quyền sử dụng 6.732m2 đất (đất thổ và đất lúa); đối với tài sản có ữong căn nhà thờ cũ của các cụ như như ván, ghế, bàn...thì nguyên đơn xin chia theo thỏa thuận. Trong khi đó, bị đơn là bà Ngô Thị Tám (ủy quyền cho con là anh Lê Ái Quốc) không đồng ý chia thừa kế, vì cho rằng khi còn sống cụ Hiền đã lập giấy ủy quyền cho bà và con là anh Quốc thừa hưởng toàn bộ mộng đất, nhà cửa và vật dụng ữong nhà; thực tế, gia đình bà đã quản lý, sử dụng (cất nhà mới) trên phần đất đã nêu.

Xét thấy, “Giấy ủy quyền” đề ngày 12/3/1987 (do bị đon xuất trình) trong đó có nội dung cụ Hiền nhường quyền cho anh Quốc (con bà Tám) toàn bộ đất đai nhà cửa. Tuy nhiên, tại giấy nêu trên cụ Hiền chỉ đánh dấu “+” (không có điếm chỉ) ở mục “người nhượng”; trong khi đó, ủy ban nhân dân xã Phước Lý chỉ xác nhận (vào ngày 13/01/1988) là cụ Hiền “ngụ tại địa phương, ủy quyền cho cháu phần tài sản đã nêu”. Như vậy, chưa đủ cơ sở xác định là đúng ý chí của cụ Hiền trong việc định đoạt nhà đất tại giấy ủy quyền này. Thực tế, năm 1997 cụ Hiên đã kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích 6.732m2. Sau đó, ngày 18/3/1999 cụ Hiền còn lập “Tờ di chúc ủy quyền” giao cho ông Ngô Văn Bưởi toàn bộ nhà đất và các vật dụng sinh hoạt đế quản lý sử dụng để lo cúng giỗ tổ tiên khi cụ Hiền qua đời. Di chúc ngày 18/3/1999 nêu trên được lập phù hợp với quy định, của pháp luật, nhưng ông Bưởi không yêu cầu chia thừa kế theo di chúc mà đề nghị chia thừa kế theo pháp luật. Do đó, Tòa án cấp sơ thâm và Tòa án cấp phúc thẩm xem xét việc chia thừa kế theo pháp luật đối vói phân tài sản là quyền sử dụng đất (đất thổ cư và đất lúa) cho các con của cụ Quýt, cụ Hiên, là có căn cứ.

Về đất nông nghiệp (gồm hai thửa 636, 643, tổng diện tích 4.998m2): Cụ Quýt chết năm 1978, Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định người chết không có quyền để lại thừa kế là đất nông nghiệp, nên hai thửa đất này là di sản do cụ Hiên để lại như Tòa án cấp sơ thấm và phúc thấm xác định, là đúng.

Về đất thổ cư (gồm thửa 1446 và thửa 107, tổng diện tích 1.659m2, trên đất có nhà của bà Tám và nhà của các con bà Tám): Thực tế, sinh thời cụ Quýt và cụ Hiền đã cất nhà để ở trên phần đất này, đến khi cụ Quýt chết thì căn nhà vân còn (do cụ Hiền tiếp tục sử dụng). Do đó, cần xác định phần đất thố cư (trên có căn nhà đã bị anh Lực dỡ bỏ) là di sản của hai cụ để lại như Tòa án cấp sơ thâm. Tòa án cấp phúc thẩm xác định khối tài sản này chỉ là di sản của cụ Hiền là không đúng.

Cụ Quýt chết năm 1978, đến năm 2006 các nguyên đơn mới khởi kiện yêu cầu chia thừa kế thì đối với phần di sản của cụ Quýt đã hết thời hiệu chia thừa kế. Bà Tám là người quản lý di sản cùng cụ Hiền và sau khi cụ Hiền chết bà Tám tiêp tục quản lý di sản của hai cụ, nên phần di sản của cụ Quýt tạm giao cho bà Tám quản lý như Tòa án cấp sơ thẩm quyết định là phù họp. Tòa án cấp phúc thấm chia thừa kế theo pháp luật toàn bộ di sản của hai cụ cho các đồng thừa kế là không đúng.

Ngoài ra, khi còn sống cụ Hiền đã cho bà Tám xây nhà kiên cố trên thửa 1446 và sử dụng làm nơi thờ cúng, đi lại của con cháu cho đến nay, nên cần xem xét thực tế này, và xem xét công sức duy trì, trông nom tài sản của bà Tám, đế cho bà Tám được sử dụng phần đất hên có nhà, là họp tình, hợp lý.

Quyết đinh kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ, Hộiđồng xét xử giám đốc thẩm thấy, cần thiết hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2009/DSST ngày 5/11/2009 của Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc để xét xử sơ thẩm lại đúng quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH

1- Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 270/2010/DSPT ngày 24/9/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 89/2009/DSST ngày 5/11/2009 của Tòa án nhân dân huyện cần Giuộc, tỉnh Long An về vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn là bà Ngô Thị Bảy với bị đơn là bà Ngô Thị Tám người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Chị Đỗ Kim Minh, chị Thạch Thị Hồng, anh Lê Thanh Hùng, ông Lê Văn Cật, chị Phan Thị Hương, anh Lê Văn Lực, anh Lê Văn Túy, anh Lê Ái Quốc.

 

Tên bản án

Quyết định giám đốc thẩm 67/2014/DS-GĐT ngày 28/02/2014 về vụ án tranh chấp thừa kế

Số hiệu Ngày xét xử
Bình luận án

Tiếng Việt

English