CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Phần 1)

Dưới đây là các câu hỏi nhận định đúng/sai môn Công pháp Quốc tế có kèm đáp án và căn cứ pháp lý nhằm giúp các bạn sinh viên dễ dàng hơn trong việc học, ôn thi và nghiên cứu nhé.

1. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải là giống nhau?

Sai. Vì chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, vì phải để cho tàu thuyền nước ngoài qua lại vô hạn. Chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt.

2. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của nội thủy là giống nhau?

Sai. Vì chủ quyền quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối riêng biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quyết định mọi chế dộ pháp lý cho vùng nội thủy. Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Theo điều 17 công ước 1982 có quy định tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong vùng này không cần phải xin phép. Với điều kiện phải chấp hành công ước.

3. Đường biên giới quốc gia trên biển là đường trung tuyến hoặc giáp cạnh mà các quốc gia liên quan thỏa thuận, lựa chọn?

Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp 2 quốc gia nằm liền kề nhau hoặc đối diện nhau. Và sai trong trường hợp quốc gia không nằm liền kề hoặc đối diện với quốc gia nào, thì đường biên giới của quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.

4. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường song song với đường đẳng sâu và cách đường đẳng sâu 100 hải lý?

Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa rộng và tính băng cách 2 (kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m).

5. Ranh giới phía ngoài thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách 350 hải lý?

Sai. Vì nó đúng trong trường hợp nước có thềm lục địa rộng và xác định chiều rộng của thềm lục địa bằng cách kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở.

6. Ranh giới phía ngoài của thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở 1 khoảng cách 200 hải lý?

Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200 hải lý). Đối với những nước có thềm lục địa rộng (201 hải lý trở lên) được quyền lựa chọn 1 trong hai cách sau: kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở. Kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m.

7. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?

Sai. Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau. Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng trời có tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.

8. Chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải là giống nhau?

           

Sai. Vì đối với vùng nội thủy thì thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với quốc gia ven biển.

Còn đối với lãnh hải thì quốc gia không có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối vì ở lãnh hải thì quốc gia ven biển còn phải bảo đảm quyền qua lại vô hại cho tàu thuyền nước ngoài được quy định trong công ước luật biển 1982.


 

9. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là lãnh thổ của quốc gia ven biển?

Sai. Vì vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Còn ranh giới phía ngoài lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế theo định nghĩa là những vùng biển nằm ngoài lãnh hải gọi là những vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia. Vì vậy hai vùng biển này không coi là lãnh thổ của quốc gia.

10. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù, không phải là lãnh hải cũng không phải là công hải?

Đúng. Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa Vì chiều rộng của nó là 200 hải lý tính từ đường cơ sở nên nó đã bao gồm chiều rộng của lãnh hải và 1 bộ phận nằm ngoài lãnh hải.Mặt khác vùng biển quốc tế lại tính từ ranh giới phái ngoài của nó.
=> Do vậy nó không phải là vùng lãnh hải cũng không phải là công hải.

11. Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa

Sai. Vì ranh giới phia trong thềm lục địa là ranh giới phía ngoài của lãnh hải vì thềm lục địa là phần đáy biển và vùng đất dưới đái biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển mà thôi.

12. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thỏa thuận – quy định

Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp: hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong trường hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào. Hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách đều.

13. Chủ quyền quốc gia là 1 thuộc tính tự nhiên vốn có, chỉ quốc gia mới có

Đúng. Vì chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, và quyền đối với quốc gia khác -> quyền độc lập của quốc gia với các mối quan hệ với các quốc gia khác…Tổ chức quốc tế liên chính phủ không có thuộc năng này.

14. Tất cả các tàu thuyền của nhà nước đều được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán

Sai. Vì tàu thuyền nhà nước thì chỉ có tàu quân sự, tàu nhà nước phi thương mại mới được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán. Còn tàu nhà nước thương mại thì không được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối mà vẫn hưởng quy chế pháp lý của tàu dân sự thông thường.

15. Biên giới trên bộ và biên giới trên biển là khác nhau

Đúng. Vì biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông hồ, biển nội địa.

Còn biên giới trên biển là đường được vạch ra để phân định lãnh hải của quốc gia trên biển với vùng tiếp liền tự nhiên của biển cả. Biên giới quốc gia trên biển chính là đường biên giới phía ngoài của lãnh hải do mỗi quốc gia quy định phù hợp với nguyên tắc chung của luật biển quốc tế.

THEGIOILUAT.VN TỔNG HỢP VÀ SƯU TẦM

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC